Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…) – Sách kết nối, cánh diều, chân trời

Các nội dung chính

5/5 - (1 bình chọn)

Ở bài học trước, các con đã được học về bảng nhân 4, bảng chia 4? Trong bài học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu một bài học mới Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…). Bài giảng được Apanda biên soạn bao gồm các kiến thức lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo chi tiết và đầy đủ nhất . Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!

1. Tìm một trong các phần bằng nhau của một số

Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.

Dưới đây, Apanda giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập Gam lớp 3 trong SGK:

  • Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Cánh diều
  • Chân trời sáng tạo

2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 43, 44, 45 – Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…)

Bài 1 trang 43

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm xem hình chữ nhật được chia làm mấy phần bằng nhau

– Bước 2: Đếm xem đã tô màu được mấy phần trong các phần bằng nhau đó.

– Bước 3: Kết luận đã tô màu được một phần mấy hình chữ nhật rồi đối chiếu với kết quả, nếu kết quả đúng điền Đ, kết quả sai điền S.

Lời giải:

a) Chia hình chữ nhật thành 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) hình chữ nhật. Ghi Đ.

b) Chia hình chữ nhật thành 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{4} \) hình chữ nhật. Ghi S.

c) Chia hình chữ nhật thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \) hình chữ nhật. Ghi Đ.

d) Chia hình chữ nhật thành 6 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu\( \frac{1}{6} \) hình chữ nhật. Ghi Đ.

Bài 2 trang 43

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm xem chiếc bánh được chia làm mấy phần bằng nhau

– Bước 2: Chọn cách đọc với cách viết một phần mấy cho thích hợp.

Lời giải:

Một phần năm: Hình A

Một phần hai: Hình C

Một phần tư: Hình D

Một phần ba: Hình B

Bài 3 trang 43

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số hạt dẻ có trong mỗi hình rồi chia cho 4.

Bước 2: Chọn hình được khoanh có số hạt dẻ bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Lời giải:

Hình A: Số hạt dẻ chia làm 2 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần. Vậy đã khoanh \( \frac{1}{2} \) số hạt dẻ.

Hình B: Số hạt dẻ chia làm 4 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần. Vậy đã khoanh \( \frac{1}{4} \)  số hạt dẻ.

Chọn B.

Bài 1 luyện tập trang 44

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm xem hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau

– Bước 2: Đếm xem đã tô màu được mấy phần trong các phần bằng nhau đó.

– Bước 3: Kết luận đã tô màu được một phần mấy hình tròn rồi đối chiếu với kết quả, nếu kết quả đúng điền Đ, kết quả sai điền S.

Lời giải:

a) Chia hình tròn thành 7 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{7} \)  hình tròn. Ghi Đ

b) Chia hình tròn thành 9 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu  hình tròn. Ghi Đ.

c) Chia hình tròn thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \) hình tròn. Ghi S.

d) Chia hình tròn thành 8 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{8} \) hình tròn. Ghi Đ.

Bài 2 luyện tập trang 44

Phương pháp giải:

– Đếm số phần bằng nhau trong mỗi hình rồi chia cho 8.

– Chọn hình có số phần đã tô màu bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Lời giải:

Hình A gồm 8 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{8} \)  hình vuông.

Hình B gồm 9 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{9} \)  hình vuông.

Hình C gồm 7 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{7} \) hình vuông.

Hình D gồm 6 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{6} \)  hình vuông.

Chọn A.

Bài 3 luyện tập trang 45

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số cây bắp cải ở mỗi hình rồi chia cho 3.

Bước 2: Kết quả tìm được chính là \( \frac{1}{3} \) số cây bắp cải. Từ đó chọn đáp án thích hợp.

Làm tương tự để tìm \( \frac{1}{5} \) số cây xà lách.

Lời giải:

Hình A: Số cây bắp cải chia làm 2 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần.

Vậy đã khoanh \( \frac{1}{2} \) số cây bắp cải.

Hình B: Số cây bắp cải chia làm 3 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần.

Vậy đã khoanh \( \frac{1}{3} \)  số cây bắp cải.

Chọn hình B.

Hình C: Số cây xà lách chia làm 5 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần.

Vậy đã khoanh \( \frac{1}{5} \) số cây xà lách.

Hình D: Số cây xà lách chia làm 3 phần bằng nhau, khoanh vào 1 phần.

Vậy đã khoanh \( \frac{1}{3} \) số cây xà lách.

Chọn hình C.

Bài 4 luyện tập trang 45

Phương pháp giải:

Để tìm \( \frac{1}{3} \) số quả cam ta lấy số quả cam có trong hình chia cho 3.

Lời giải:


3. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 37, 38, 39, 40 – Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…)

Bài 1, Tiết 1 trang 37

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm xem hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau

– Bước 2: Đếm xem đã tô màu được mấy phần trong các phần bằng nhau đó.

– Bước 3: Kết luận đã tô màu được một phần mấy hình chữ nhật rồi đối chiếu với kết quả, nếu kết quả đúng điền Đ, kết quả sai điền S.

Lời giải:

a) Hình tròn được chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \) hình tròn. Ghi Đ

b) Hình tròn được chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{6} \) hình tròn. Ghi Đ

c) Hình C không được chia thành 2 phần bằng nhau. Ghi S.

d) Chia hình tròn thành 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) hình tròn. Ghi Đ

Bài 2, Tiết 1 trang 37

Phương pháp giải:

Nối phân số với cách đọc tương ứng.

Lời giải:

Bài 3, Tiết 1 trang 38

Phương pháp giải:

Bước 1: Tìm số phần bằng nhau ở mỗi hình

Bước 2: Chọn hình được tô màu \( \frac{1}{3} \) số hình tròn của hình đó.

Lời giải:

Ta thấy hình thứ nhất được chia thành 3 hàng có số hình tròn bằng nhau, đã tô màu 1 hàng.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) số hình tròn của hình thứ nhất.

Bài 4, Tiết 1 trang 38

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số hình có trong mỗi hình rồi chia cho 5.

Bước 2: Tô màu số hình bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Lời giải:

 

Bài 1, Tiết 2 trang 38

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm xem hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau

– Bước 2: Đếm xem đã tô màu được mấy phần trong các phần bằng nhau đó.

– Bước 3: Kết luận đã tô màu được một phần mấy hình vuông rồi đối chiếu với kết quả, nếu kết quả đúng điền Đ, kết quả sai điền S.

Lời giải:

a) Hình vuông được chia thành 8 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{8} \) hình vuông. Ghi Đ

b) Hình vuông được chia thành 6 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{6} \) hình vuông. Ghi S

c) Hình vuông được chia thành 9 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{9} \) hình vuông. Ghi Đ

d) Hình vuông được chia thành 7 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{7} \) hình vuông. Ghi Đ

Bài 2, Tiết 2 trang 39

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm xem hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau

Bước 2: Chọn hình tròn được tô màu \( \frac{1}{7} \) và \( \frac{1}{9} \) cho thích hợp.

Lời giải:

a) Hình C được chia thành 7 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{7} \) hình tròn C.

Chọn C.

b) Hình D được chia thành 9 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{9} \) hình tròn D

Chọn D.

Bài 3, Tiết 2 trang 39

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số hình tròn có trong mỗi hình rồi chia cho 8.

Bước 2: Tô màu số hình bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Lời giải:

Bài 4, Tiết 2 trang 40

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình.

Bước 2: Viết dấu “x” vào ô trống dưới hình đã tô màu \( \frac{1}{5} \) số ô vuông của hình đó.

Lời giải:

a) Hình a gồm 5 ô vuông, tô màu 1 ô vuông. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \) hình a.

b) Hình b được chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 3 ô vuông. Tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \) số ô vuông hình b.

c) Hình c được chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 3 ô vuông. Tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) số ô vuông hình c.

Bài 5, Tiết 2 trang 40

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Đếm số con cá rồi chia cho 2.

Bước 2: Tô màu số hình bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

b) Bước 1: Đếm số bông hoa có rồi chia cho 4.

Bước 2: Tô màu số hình bằng kết quả phép chia vừa tìm được.

Lời giải:

a) Có tất cả 6 con cá. \( \frac{1}{2} \) số con cá là:

6 : 2 = 3 (con cá)

b) Có tất cả 12 bông hoa, \( \frac{1}{4} \) số bông hoa là

12 : 4 = 3 (bông hoa)

Ta tô như sau:


4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 – Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…)

Bài 1 trang 57 – Một phần hai, một phần tư

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần được tô màu.

Bước 2: Nói theo mẫu.

Lời giải:

Bài 2 trang 57 – Một phần hai, một phần tư

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình rồi chia cho 2 (hoặc chia cho 4).

Bước 2: Chọn hình có số phần được tô màu là kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

a) Hình 1 được chia thành hai phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{2} \) hình 1.

Các hình còn lại không được chia thành các phần bằng nhau.

b) – Hình 1 được chia thành 4 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{4} \) hình 1.

– Hình 2 được chia thành 5 phần bằng nhau. Tô màu 4 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{4}{5} \) hình 2.

– Hình 3 được chia thành 5 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{5} \) hình 3.

Bài 3 trang 58 – Một phần hai, một phần tư

Phương pháp giải:

Em gấp tờ giấy và tô màu theo hướng dẫn của đề bài để được \( \frac{1}{2} \) và \( \frac{1}{4} \) tờ giấy.

Bài 4 trang 58 – Một phần hai, một phần tư

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tìm phần bánh của mỗi bạn.

Lời giải:

Trang muốn ăn \( \frac{1}{2} \) chiếc bánh nên Trang sẽ lấy một nửa chiếc bánh.

Nửa chiếc bánh còn lại đã được cắt thành hai phần bằng nhau. Mỗi phần ứng với \( \frac{1}{4} \) chiếc bánh.

Nguyên muốn ăn \( \frac{1}{4} \) chiếc bánh nên Nguyên sẽ lấy 1 phần đã được cắt đó.

Bài 1 trang 59 – Một phần ba, một phần năm, một phần sáu

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần đã được tô màu.

Bước 2: Kết luận hình đã được tô màu \( \frac{1}{3} \)

Lời giải:

Ta thấy hình 4 được chia thành 3 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) hình 4.

Bài 2 trang 60 – Một phần ba, một phần năm, một phần sáu

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình rồi chia cho 5 (hoặc chia cho 6).

Bước 2: Chọn hình có số phần được tô màu là kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

a) – Hình 1 và hình 4 được chia thành 5 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{5} \) hình 1 và hình 4.

– Hình 3 được chia thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{6} \) hình 3.

b) – Hình 1 và hình 2 được chia thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{6} \) hình 1 và hình 2.

– Hình 3 được chia thành 3 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu vào \( \frac{1}{3} \) hình 3.

Bài 3 trang 60 – Một phần ba, một phần năm, một phần sáu

Phương pháp giải:

Em gấp tờ giấy và tô màu theo hình vẽ để được \( \frac{1}{3} \) ; \( \frac{1}{5} \)  và \( \frac{1}{6} \) tờ giấy.

Bài 4 trang 60 – Một phần ba, một phần năm, một phần sáu

Phương pháp giải:

– Đếm số phần bằng nhau trên mỗi chiếc bánh và số phần đã ăn.

– Kết luận chiếc bánh mà mỗi bạn đã ăn.

Lời giải:

Quan sát tranh ta thấy:

Chiếc bánh ở hình A được chia thành 3 phần bằng nhau và đã bị khuyết 1 phần.

Vậy Tuấn đã ăn \( \frac{1}{3} \) chiếc bánh ở hình A.

Chiếc bánh ở hình B được chia thành 6 phần bằng nhau và đã bị khuyết 1 phần.

Vậy Minh đã ăn \( \frac{1}{6} \) chiếc bánh ở hình B.

Chiếc bánh ở hình C được chia thành 5 phần bằng nhau và đã bị khuyết 1 phần.

Vậy Khang đã ăn \( \frac{1}{5} \) chiếc bánh ở hình C.

Bài 1 trang 61 – Một phần bảy, một phần tám, một phần chín

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau và số phần được tô màu trên mỗi băng giấy màu.

Bước 2: Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi băng giấy.

Lời giải:

– Băng giấy thứ nhất gồm 2 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{2} \) băng giấy thứ nhất. Ta chọn thẻ ghi \( \frac{1}{2} \)

– Băng giấy thứ hai gồm 3 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) băng giấy thứ hai. Ta chọn thẻ ghi \( \frac{1}{3} \)

– Băng giấy thứ ba gồm 4 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{4} \) băng giấy thứ ba. Ta chọn thẻ ghi \( \frac{1}{4} \)

– Băng giấy thứ tư gồm 8 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{8} \) băng giấy thứ tư. Ta chọn thẻ ghi \( \frac{1}{8} \)

Bài 2 trang 62 – Một phần bảy, một phần tám, một phần chín

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình rồi chia cho 9.

Bước 2: Chọn hình có số phần được tô màu là kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

Hình A và Hình B đều được chia thành 9 ô vuông nhỏ bằng nhau.

Ở hình A có 1 ô vuông được tô màu xanh.

Như vậy, đã tô màu \( \frac{1}{9} \) hình A.

Bài 3 trang 62 – Một phần bảy, một phần tám, một phần chín

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Ta đếm số cây nấm ở mỗi hình rồi chia cho 7.

Bước 2:  Chọn hình được khoanh có số cây nấm bằng kết quả vừa tìm được.

Làm tương tự với câu b và c.

Lời giải:

a) Hình A có 7 cây nấm. \( \frac{1}{7} \) số cây nấm ở hình A là 7 : 7 = 1 (cây)

Hình B có 14 cây nấm. \( \frac{1}{7} \) số cây nấm ở hình B là 14 : 7 = 2 (cây)

Vậy hình B đã khoanh \( \frac{1}{7} \) số cây nấm.

b) Hình A có 16 quả cà chua. \( \frac{1}{8} \) số quả cà chua ở hình A là 16 : 8 = 2 (quả)

Hình B có 24 quả cà chua. \( \frac{1}{8} \) Số quả cà chua ở hình A là 24 : 8 = 3 (quả)

Vậy hình A đã khoanh \( \frac{1}{8} \) số quả cà chua.

c) Hình A có 18 hạt dẻ. \( \frac{1}{9} \) số hạt dẻ ở hình A là 18 : 9 = 2 (hạt)

Hình B có 27 hạt dẻ. \( \frac{1}{9} \) số hạt dẻ ở hình A là 27 : 9 = 3 (hạt)

Vậy hình A đã khoanh \( \frac{1}{9} \) số hạt dẻ.

Bài 4 trang 62 – Một phần bảy, một phần tám, một phần chín

Phương pháp giải:

– Em chia 14 hình tròn thành 7 phần bằng nhau.

– Để tìm \( \frac{1}{7} \) số hình tròn ta lấy số hình tròn đã biết chia cho 7.

Lời giải:

a) Chia 14 hình tròn thành 7 phần bằng nhau, mỗi phần 2 hình tròn.

b) \( \frac{1}{7} \) số hình tròn ở câu a được biểu diễn như sau:

Luyện tập chung trang 46, 47

Xem thêm: Giải bài tập luyện tập chung tại đây »


5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 46, 47 – Một phần mấy (một phần hai, một phần ba…)

Bài 1 trang 46

Phương pháp giải:

Quan sát rồi chỉ ra các hình được chia thành các phần bằng nhau.

Lời giải:

Ta có hình B được chia thành 4 phần bằng nhau, hình D được chia thành 5 phần bằng nhau.

Bài 2 trang 46

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần được tô màu.

– Bước 2: Kết luận đã tô màu một phần mấy mỗi hình.

Lời giải:

a) Đã tô màu \( \frac{1}{4} \) hình a (Hình vuông được chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần).

b) Đã tô màu \( \frac{1}{2} \) hình b (Hình vuông được chia làm 2 phần bằng nhau, tô màu 1 phần).

c) Đã tô màu \( \frac{1}{3} \) hình c (Hình chữ nhật được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần).

Bài 3 trang 46

Phương pháp giải:

Gấp theo đường nét đứt để được 4 phần bằng nhau rồi tô màu 1 phần.

Lời giải:

Bài 1 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

– Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần được tô màu.

– Bước 2: Kết luận theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Hình A và hình C được chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{5} \)  hình A và hình C.

Bài 2 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số phần bằng nhau ở mỗi hình và số phần được tô màu.

Bước 2: Kết luận hình được tô ⅓ số ô vuông.

Lời giải:

– Hình A có 3 ô vuông, tô màu 1 phần.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) số ô vuông ở hình A.

– Hình B có 6 ô vuông. \( \frac{1}{3} \) số ô vuông ở hình B là 6 : 3 = 2 ô vuông

Hình C và hình D đều có 12 ô vuông. \( \frac{1}{3} \) số ô vuông là 12 : 3 = 4 ô vuông.

Vậy đã tô màu \( \frac{1}{3} \) số ô vuông của hình A, B, C.

Bài 3 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số chiếc cúc áo ở mỗi hình rồi chia cho 2.

Bước 1: Chọn hình có số cúc áo được khoanh bằng kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

– Hình A có 4 chiếc cúc áo. \( \frac{1}{2} \) số cúc áo ở hình A là 4 : 2 = 2 (chiếc cúc)

– Hình B và C đều có 6 chiếc cúc áo. \( \frac{1}{2} \) số cúc áo là 6 : 2 = 3 (chiếc cúc)

Vậy đã khoanh vào \( \frac{1}{2} \) số cúc áo của những AC.

Bài 4 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số con vật ở mỗi hình rồi chia cho 4.

Bước 1: Chọn hình có số con vật được khoanh bằng kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

Ta thấy mỗi hình đều có 12 con vật. \( \frac{1}{4} \)số con vật ở mỗi hình là 12 : 4 = 3 (con vật)

Vậy đã khoanh vào \( \frac{1}{4} \) số con vật ở hình B.

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Một phần mấy – Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *