Giải bài tập độ dài đường gấp khúc lớp 2 – Sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời

5/5 - (1 bình chọn)

Bài học Độ dài đường gấp khúc lớp 2 giúp các em học sinh biết cách tính Độ dài đường gấp khúc và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

1. Cách tính độ dài đường gấp khúc lớp 2

 

Đường gấp khúc MNPQ gồm 3 đoạn thẳng MN = 2 cm, NP = 5 cm và PQ = 3cm ta có độ dài đường gấp khúc MNPQ bằng tổng độ dài ba đoạn thẳng MN, NP và PQ:

2 cm + 5 cm + 3 cm = 10 cm

Ghi nhớ: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó (với cùng đơn vị đo).

2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 103, 104, 105 – Độ dài đường gấp khúc lớp 2

Bài 1 trang 103

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi kể tên các đường gấp khúc trong mỗi hình vẽ.

Lời giải:

a) Đường gấp khúc ABC.

b) Đường gấp khúc DEGH.

Bài 3 trang 103

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD.

Lời giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

5 + 4 + 4 = 13 (cm)

Đáp số: 13 cm.

Bài 1 luyện tập trang 104

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ và dựa vào hình dạng của đường gấp khúc, hình tứ giác để tìm đồ vật có dạng đường gấp khúc hoặc hình tứ giác trong hình vẽ.

Lời giải:

a) Hai đồ vật có dạng đường gấp khúc được khoanh tròn như sau:

b) Hai đồ vật có dạng hình tứ giác được khoanh tròn như sau:

Lưu ý: Có nhiều đồ vật có dạng hình tứ giác, học sinh có thể tùy chọn các đồ vật có dạng hình tứ giác khác nhau.

Bài 3 luyện tập trang 105

Phương pháp giải:

– Quan sát hình vẽ rồi đọc tên đường chạy của mỗi bạn.

– Xem lại hình dạng của đường gấp khúc để tìm đường chạy nào là đường gấp khúc và số đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

Lời giải:

a) Đường chạy của Rô-bốt là đường thẳng AB.

Đường chạy của Việt là đường gấp khúc CDEG.

Đường chạy của Mai là đường gấp khúc HIK.

b) Việt và Mai chạy qua bãi cỏ theo đường gấp khúc.

c) Đường chạy của Mai gồm hai đoạn thẳng.

Đường chạy của Việt gồm 3 đoạn thẳng.

Bài 4 luyện tập trang 105

Phương pháp giải:

a) Độ dài đường gấp khúc ABC là tổng độ dài các đoạn thẳng AB và BC.

b) Độ dài đường gấp khúc MNPQ là tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.

Lời giải:

a) Độ dài đường gấp khúc ABC là:

3 + 6 = 9 (cm)

Đáp số: 9 cm.

b) Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:

4 + 4 + 4 = 12 (cm)

Đáp số: 12 cm.

Bài 5 luyện tập trang 105

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, đếm xem độ dài mỗi đường gấp khúc bằng mấy cạnh ô vuông nhỏ, sau đó so sánh để tìm đường gấp khúc nào dài hơn.

Lời giải:

Đường gấp khúc màu hồng gồm 6 cạnh ô vuông nhỏ.

Đường gấp khúc màu xanh gồm 7 cạnh ô vuông nhỏ.

Do đó: Độ dài đường gấp khúc màu hồng bằng 6 lần cạnh ô vuông nhỏ.

Độ dài đường gấp khúc màu xanh bằng 7 lần cạnh ô vuông nhỏ.

Mà: 7 > 6.

Vậy đường gấp khúc màu xanh dài hơn.

3. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 97, 98, 99 – Độ dài đường gấp khúc lớp 2

Bài 1, Tiết 1 trang 97

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi viết tên các đường gấp khúc vào trong hình vẽ.

Lời giải:

Bài 3, Tiết 1 trang 97

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ.

Lời giải:

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là

3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Đáp số: 12 cm.

Bài 1, Tiết 2 trang 98

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và dựa vào hình dạng của hình tứ giác, đường gấp khúc rồi khoanh vào các vật theo yêu cầu của bài toán.

Lời giải:

Các vật có dạng đường gấp khúc:

Các vật có dạng hình tứ giác:

Bài 3, Tiết 2 trang 99

Phương pháp giải:

– Quan sát hình vẽ rồi viết tên các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng.

– Độ dài đường gấp khúc BCDE là tổng độ dài các đoạn thẳng BC, CD, DE.

Lời giải:

a) Các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: ABCD, BCDE.

Đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng là: ABCDE.

b) Độ dài đường gấp khúc BCDE là

5 + 5 + 3 = 13 (cm)

Đáp số: 13 cm.

Bài 4, Tiết 2 trang 99

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, tính độ dài quãng đường mỗi bạn bò được rồi điền vào chỗ chấm.

Lời giải:

a) Bu bò quãng đường dài 10 Bi bò quãng đường dài 11 cm.

b) Bạn Bi bò quãng đường dài hơn.

4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 87, 89 – Độ dài đường gấp khúc lớp 2

Bài 3 trang 87

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hình vẽ đã cho rồi nêu tên các đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.

Lời giải:

Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CD.

Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng MN, NP và PQ.

Đường gấp khúc TUVXY gồm bốn đoạn thẳng TU, UV, VX và XY.

Đường gấp khúc EGHIKLM gồm sáu đoạn thẳng EG, GH, HI, IK, KL và LM.

Bài 4 trang 87

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ bức tranh đã cho rồi tìm hai hình ảnh tạo bởi đường cong, đường gấp khúc trong bức tranh

Lời giải:

Hai hình ảnh tạo bởi đường cong trong bức tranh là hình ảnh hai đám mây.

Hai hình ảnh tạo bởi đường gấp khúc trong bức tranh là hình ảnh đám cỏ màu xanh và hình ảnh các ngọn núi liền nhau.

Bài 2 trang 89

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

Lời giải:

a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

4 cm + 2 cm + 4 cm = 10 cm

b) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:

Độ dài đường gấp khúc MNOPQ là:

2 cm + 4 cm + 4 cm + 7 cm = 17 cm

Bài 4 trang 89

Phương pháp giải:

a) Tính độ dài đường đi của mỗi bạn Nhím theo quy tắc: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

b) So sánh các số đo tìm được ở câu a, từ đó tìm được đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím nào dài nhất.

Lời giải:

a) Đường đi của bạn Nhím Nâu dài là:

6 dm + 2 dm + 3 dm + 2 dm + 1 dm + 4 dm = 18 dm

Đường đi của bạn Nhím Xám dài là:

9 dm + 6 dm = 15 dm

Đường đi của bạn Nhím Đen dài 14 dm.

Vậy: Bạn Nhím Nâu đi quãng đường từ A đến B dài 18 dm.

Bạn Nhím Xám đi quãng đường từ A đến B dài 15 dm.

Bạn Nhím Đen đi quãng đường từ A đến B dài 14 dm.

b) Ta có: 14 dm < 15 dm < 18 dm.

Vậy: Đường đi của bạn Nhím Đen ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím Nâu dài nhất.

5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 52, 53 – Độ dài đường gấp khúc lớp 2

Bài 1 trang 52

Phương pháp giải:

Em nhớ lại hình dạng của đường gấp khúc rồi tự xếp đường gấp khúc theo ý thích.

Lời giải:

Ví dụ mẫu: Ta xếp 3 thước kẻ thành đường gấp khúc như sau:

Hoặc xếp 4 thước kẻ thàng đường gấp khúc:

 

Bài 1 luyện tập trang 53

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tìm các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc và nói tương tự như mẫu đã cho.

Lời giải:

– Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP, PQ.

– Đường gấp khúc HIK gồm hai đoạn thẳng: HI, IK.

– Đường gấp khúc CDEGH gồm bốn đoạn thẳng: CD, DE, EG, GH.

Bài 2 luyện tập trang 53

Phương pháp giải:

– Dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, HI, IK, KL.

– Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC.

– Độ dài đường gấp khúc HIKL bằng tổng độ dài ba đoạn thẳng HI, IK và KL.

Lời giải:

Dùng thước đo ta có độ dài các đoạn thẳng như sau:

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

10 cm + 6 cm = 16 cm

Độ dài đường gấp khúc HIKL là:

5 cm + 4 cm + 6 cm = 15 cm

Vậy: Đường gấp khúc ABC dài16 cm.

Đường gấp khúc HIKL dài15 cm.

Bài 3 luyện tập trang 53

Phương pháp giải:

– Nhớ lại hình dạng của đoạn thẳng, đường cong và đường gấp khúc.

– Quan sát hình vẽ và tìm hình ảnh của đoạn thẳng, một đường cong và một đường gấp khúc.

Lời giải:

Ví dụ mẫu:

Hình ảnh của đoạn thẳng (được tô màu xanh da trời)

Hình ảnh của đường cong (được tô màu vàng):

Hình ảnh đường gấp khúc (được tô màu xanh lá cây):

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Độ dài đường gấp khúc lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *