Các nội dung chính
Ở lớp 2, chúng ta đã được học xem đồng hồ, nhận biết kim giờ, kim phút và giải bài tập. Lên lớp 3, chúng ta tiếp tục thực hành xem đồng hồ để biết cách đọc giờ hơn, giờ kém, xem giờ chính xác đến từng phút, xem giờ buổi chiều… Đây là bài học rất thú vị giúp các em học sinh làm quen với các hoạt động trong cuộc sống gắn liền với thời gian. Sau đây, ba mẹ và con hãy cùng Apanda bắt đầu bài học ngay nhé!
1. Cách xem đồng hồ – Toán lớp 3
Trong bài học này, con cần nắm được các kiến thức sau:
- Nhận biết kim giờ, kim phút trên đồng hồ.
- Cách xem đồng hồ: xem giờ đúng, xem giờ lẻ, xem giờ kém, xem giờ buổi chiều.
- Áp dụng giải các bài tập trong chương trình Toán lớp 3.
1.1. Đồng hồ
|
(*) Trên đồng hồ ngoài kim giờ, kim phút còn có kim giây, nhưng chưa học về kim giây trong chương trình lớp 3.
1.2. Cách xem đồng hồ
Cách xem giờ | Giải thích |
Xem giờ đúng | Kim phút chỉ số 12 ta đọc là “giờ đúng”.
Kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 4 nên đồng hồ chỉ 4 giờ đúng. |
Xem giờ lẻ | Kim phút chỉ số từ 1 đến 12: số phút trên đồng hồ được xác định bằng cách đếm bắt đầu từ số 12, 1, 2, … cứ mỗi số ta cộng thêm 5 phút.
Số 1 là 5 phút -> số 2 là 10 phút -> số 3 là 15 phút. Kim giờ chỉ giữa số 4 và số 5: đồng hồ chỉ 4 giờ 15 phút. |
Kim phút chỉ số 6 thì có thể gọi là “giờ rưỡi”.
4 giờ 30 phút còn gọi là 4 giờ rưỡi. |
|
Kim phút chỉ vạch chia nhỏ giữa hai số: đếm cách 5 đến số ở trước kim phút, sau đó cộng thêm số vạch chia nhỏ để đến đúng vị trí kim phút đang chỉ.
Đếm cách 5 đến số 3 được 15 phút. Số 3 cách kim phút 2 vạch chia nhỏ nên ta cộng thêm 2 phút được 17 phút. Kim giờ đang chỉ giữa số 4 và số 5: đồng hồ chỉ 4 giờ 17 phút. |
|
Xem giờ kém | Kim phút chỉ số phút lớn hơn 30: ta có cách đọc “giờ kém”.
Đồng hồ đang chỉ 2 giờ 45 phút, còn thiếu 15 phút nữa là 3 giờ đúng nên ta có cách gọi khác là 3 giờ kém 15 phút. |
Xem giờ buổi chiều | Đọc theo 12 giờ chiều: 4 giờ chiều.
Đọc theo 24 giờ: đếm từ 12 giờ trưa cứ thêm 1 giờ thì cộng thêm 1. Nghĩa là nếu đồng hồ chỉ 4 giờ chiều thì lấy 12 + 4 = 16 hay 4 giờ chiều bằng 16 giờ. |
1.3. Thực hành xem đồng hồ
Để minh họa cho bài học, ba mẹ có thể cho con tìm hiểu thêm về xem đồng hồ qua video thú vị dưới đây nữa nhé:
Video thực hành xem đồng hồ
Sau khi đã tìm hiểu phần lý thuyết, ba mẹ hãy cho con thực hành các ví dụ sau đây.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
2. Hướng dẫn giải bài tập xem đồng hồ trong SGK Toán lớp 3
Bài tập về xem đồng hồ có thể gồm các dạng sau đây:
- Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho.
- Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.
- Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.
- Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.
- Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.
Dưới đây, Apanda giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập xem đồng hồ trong SGK Toán lớp 3:
- Kết nối tri thức với cuộc sống
- Cánh diều
- Chân trời sáng tạo
2.1. Giải bài tập xem đồng hồ trang 77, 78 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2
Bài 1 trang 77 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2
Lời giải:
Bài 2 trang 78 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2
Lời giải:
Bài 3 trang 78 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2
Phương pháp giải:
Xác định thời gian trong tranh là buổi nào trong ngày dựa vào mặt trời trong tranh.
Lời giải:
Bài 4 trang 78 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2
Lời giải:
a) 10 phút + 25 phút = 35 phút | c) 24 giờ – 8 giờ = 16 giờ |
b) 24 giờ x 2 = 48 giờ | d) 60 phút : 6 = 10 phút |
2.2. Giải bài tập xem đồng hồ trang 38, 39, 40 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Bài 1 trang 38 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Lời giải:
Bài 2 trang 38 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Phương pháp giải:
– Em quay kim đồng hồ theo yêu cầu của bài toán.
– Khoảng cách giữa hai kim phút cạnh nhau trên đồng hồ là 5 phút.
Lời giải:
a) Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là 5 phút.
b) Từ 11 giờ 25 phút đến 11 giờ 35 phút là 10 phút.
Bài 3 trang 39 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Phương pháp giải:
Đọc thời gian trên mỗi đồng hồ theo 2 cách khác nhau.
Lời giải:
Bài 4 trang 39 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Phương pháp giải:
Quan sát tranh rồi nối mỗi đồng hồ với cách đọc thời gian thích hợp.
Lời giải:
Bài 5 trang 40 – Toán lớp 3 Cánh diều Tập 2
Phương pháp giải:
Xem đồng hồ rồi xác định thời gian tương ứng cho mỗi hoạt động.
Lời giải:
b)
Thời gian | Hoạt động |
8 giờ 25 phút | Nhảy bao bố |
9 giờ 50 phút | Chơi kéo co |
11 giờ 35 phút | Ăn trưa |
2 giờ 20 phút | Chơi ô ăn quan |
2 giờ 55 phút | Truy tìm kho báu |
2.3. Giải bài tập xem đồng hồ trang 71, 72 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 71 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Quan sát tranh rồi viết thời gian trên mỗi đồng hồ theo 2 cách.
Lời giải:
Bài 2 trang 72 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Em xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian đã cho ở đề bài
Lời giải:
Bài 1 luyện tập trang 72 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Xác định thời gian trên mỗi đồng hồ rồi nối với cách đọc thích hợp.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập trang 72 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Đọc thời gian trên mỗi đồng hồ rồi nối với đồng hồ điện tử chỉ thời gian tương ứng.
Lời giải:
Bài 3 luyện tập trang 72 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Dựa vào tranh xác định thời gian trên 3 chiếc đồng hồ rồi trả lời các câu hỏi.
Lời giải:
a, Chúng em bắt đầu vẽ lúc 8 giờ.
b, Lớp 3A vẽ xong lúc 11 giờ 8 phút.
Lớp 3B vẽ xong lúc 11 giờ 20 phút.
c, Thời gian lớp 3A vẽ nhanh hơn lớp 3B là 12 phút.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về xem đồng hồ – Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!