Các nội dung chính
Ở những bài học trước các con đã được học về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Trong bài học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Bài giảng được Apanda biên soạn bao gồm các kiến thức lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo chi tiết và đầy đủ nhất. Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 84, 85, 86, 87, 88, 90, 91, 92, 93, 94 – Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1 trang 84
Phương pháp giải:
Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 84
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 84
Phương pháp giải:
Số quả dưa hấu thả xuống biển ngày thứ hai = Số quả dưa hấu thả xuống biển ngày thứ nhất – 7 quả.
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất: 34 quả
Ngày thứ hai ít hơn ngày thứ nhất: 7 quả
Ngày thứ hai: … quả?
Lời giải:
Ngày thứ hai Mai An Tiêm thả số quả dưa hấu xuống biển là:
34 – 7 = 27 (quả)
Đáp số: 27 quả dưa hấu.
Bài 1 luyện tập 1 trang 84
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 1 trang 84
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm các phép tính ghi trên mỗi lọ hoa, dựa vào kết quả để cắm bông hoa tương ứng vào lọ hoa thích hợp.
Lời giải:
Ta có: 46 – 7 = 39 ; 50 – 2 = 48.
Vậy ta cắm bông hoa có ghi số 39 vào lọ hoa màu xanh lá, cắm bông hoa có ghi số 48 vào lọ hoa màu vàng.
Bài 3 luyện tập 1 trang 85
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm các phép tính xuất hiện trên đường đi, đường về nhà sóc là đường đi qua ba phép tính có kết quả bằng nhau.
Lời giải:
Ta có:
54 – 8 = 46 ; 22 + 24 = 46 ; 30 + 16 = 46.
73 – 7 = 66 ; 65 – 8 = 57.
60 – 9 = 51 ; 50 – 4 = 46.
Các phép tính có kết quả bằng nhau là 54 – 8 ; 22 + 24 ; 50 – 4
Để về nhà, sóc đi theo hướng mũi tên như sau:
Bài 4 luyện tập 1 trang 85
Phương pháp giải:
Số cây hoa hồng = Tổng số cây hoa hồng và hoa cúc – số cây hoa cúc.
Tóm tắt:
Hoa hồng và hoa cúc: 30 cây
Hoa cúc: 9 cây
Hoa hồng: … cây?
Lời giải:
Trong vườn có số cây hoa hồng là:
30 – 9 = 21 (cây)
Đáp số: 21 cây hoa hồng.
Bài 1 luyện tập 2 trang 86
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 2 trang 86
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo chiều mũi tên, lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
a) Ta có: 56 + 4 = 60 ; 60 – 5 = 55.
Vậy ta có kết quả như sau:
b) Ta có: 35 – 8 = 27 ; 27 + 38 = 65.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3 luyện tập 2 trang 86
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm các phép tính ghi trên các cánh cửa, so sánh kết quả để tìm phép tính có kết quả lớn nhất, từ đó tìm được cánh cửa mà con mèo nấp sau đó.
Lời giải:
Ta có:
40 – 7 = 33 ;
53 – 9 = 44 ;
50 – 4 = 46.
Mà: 33 < 44 < 46.
Do đó, phép tính có kết quả lớn nhất là 50 – 4.
Vậy con mèo nấp sau cánh cửa C.
Bài 4 luyện tập 2 trang 86
Phương pháp giải:
Dựa vào các số đã cho, thử chọn và nhẩm tính để tìm ra mỗi ô tô che số nào.
Lời giải:
Ta có: 60 – 10 = 50
40 – 20 = 20.
Vậy ô tô màu đỏ che số 10, ô tô màu cam che số 40 và ô tô màu tím che số 20.
Bài 5 luyện tập 2 trang 86
Phương pháp giải:
Cân nặng của Mi ta lấy cân nặng của Mai trừ đi 5 kg.
Tóm tắt:
Mai: 23 kg
Mi nhẹ hơn Mai: 5 kg
Mi : … kg ?
Lời giải:
Mi cân nặng số ki-lô-gam là:
23 – 5 = 18 (kg)
Đáp số: 18 kg.
Bài 1 luyện tập 3 trang 87
Phương pháp giải:
– Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 3 trang 87
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm các phép tính ghi trên mỗi chiếc ghế, dựa vào kết quả tìm được để tìm ghế tương ứng cho mỗi chú lùn.
Lời giải:
Ta có:
31 – 8 = 23 ;
50 – 3 = 47 ;
82 – 7 = 75.
Vậy: Chú lùn mặc áo màu đỏ sẽ ngồi lên chiếc ghế ghi phép tính 50 – 3.
Chú lùn mặc áo màu xanh lá sẽ ngồi lên chiếc ghế ghi phép tính 31 – 8.
Chú lùn mặc áo màu vàng sẽ ngồi lên chiếc ghế ghi phép tính 82 – 7.
Bài 3 luyện tập 3 trang 87
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
a) 40 + 20 – 6 = 60 – 6 = 54.
Chọn B.
b) 43 – 8 + 17 = 35 + 17 = 52.
Chọn C.
Bài 4 luyện tập 3 trang 88
Phương pháp giải:
Số bông hoa bị mực che khuất = Số bông hoa Việt vẽ được – số bông hoa còn nhìn thấy.
Tóm tắt:
Có: 35 bông hoa
Còn nhìn thấy: 9 bông hoa
Bị mực che khuất: … bông hoa?
Lời giải:
Số bông hoa bị mực che khuất là:
35 – 9 = 26 (bông hoa)
Đáp số: 26 bông hoa.
Bài 5 luyện tập 3 trang 88
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả các phép tính, sau đó tìm đường đi thích hợp qua các số theo thứ tự, từ đó tìm được phương tiện mà bạn Rô-bốt chọn.
Lời giải:
Ta có:
25 – 8 = 17 ;
30 – 2 = 28 ;
20 – 3 = 17 ;
30 – 7 = 23 ;
33 – 5 = 28.
Do đó, bạn Rô-bốt đi theo đường như sau:
Quan sát ta thấy bạn Rô-bốt sẽ chọn phương tiện là máy bay.
Bài 1 trang 90
Phương pháp giải:
Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 90
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 90
Phương pháp giải:
Số quả khế còn lại trên cây = Số quả khế có trên cây – Số quả khế chim thần đã ăn.
Tóm tắt:
Có: 90 quả
Đã ăn: 24 quả
Còn lại: … quả?
Lời giải:
Trên cây còn lại số quả khế là:
90 – 24 = 66 (quả)
Đáp số: 66 quả khế.
Bài 1 luyện tập 1 trang 90
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 1 trang 90
Phương pháp giải:
Thực hiện từng phép tính ghi trên bảng của mỗi bạn Rô-bốt, từ đó tìm được bạn nào cầm bảng ghi phép tính đúng
Lời giải:
Ta có:
40 – 4 = 36 60 – 22 = 38
51 – 8 = 43 71 – 17 = 54
Vậy Rô-bốt A và C cầm bảng ghi phép tính đúng.
Bài 3 luyện tập 1 trang 91
Phương pháp giải:
Cân nặng của Rô-bốt D = Cân nặng của Rô-bốt A – 16kg
Tóm tắt:
Rô-bốt A: 33 kg
Rô-bốt D nhẹ hơn rô-bốt A: 16 kg
Rô-bốt D: … kg ?
Lời giải:
Rô-bốt D cân nặng số ki-lô-gam là:
33 – 16 = 17 (kg)
Đáp số: 17 kg.
Bài 4 luyện tập 1 trang 91
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả phép tín sau đó so sánh hai vế để tìm được dấu so sánh thích hợp với dấu “?” ở trong ô
Lời giải:
Bài 5 luyện tập 1 trang 91
Phương pháp giải:
Thực hiện tính các phép tính tại mỗi ngã rẽ để tìm đường đi của bạn nhím (bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính có kết quả lớn hơn).
Lời giải:
Tại ngã rẽ đầu tiên, ta có: 30 – 5 = 25 ; 30 – 9 = 21.
Mà 25 > 21, do đó tại ngã rẽ đầu tiên, bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính 30 – 5.
Tại ngã rẽ thứ hai, ta có: 41 – 17 = 24 ; 35 – 17 = 18.
Mà 24 > 18, do đó tại ngã rẽ thứ hai, bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính 41 – 17.
Do đó, nhím đi theo con đường như sau:
Quan sát ta thấy bạn nhím sẽ đến chỗ khoai lang.
Bài 1 luyện tập 2 trang 91
Phương pháp giải:
100 – 40
10 chục – 4 chục = 6 chục
100 – 40 = 60
Các câu còn lại làm tương tự.
Lời giải:
- 100 – 40
10 chục – 4 chục = 6 chục
100 – 40 = 60.
- 100 – 70
10 chục – 7 chục = 3 chục
100 – 70 = 30.
- 100 – 90
10 chục – 9 chục = 1 chục
100 – 90 = 10.
Bài 2 luyện tập 2 trang 91
Phương pháp giải:
Số lít xăng còn lại = Số lít xăng bình xăng ô tô có – Số lít xăng đã dùng.
Tóm tắt:
Có: 42L xăng
Đã dùng: 15L xăng
Còn lại: …L xăng ?
Lời giải:
Bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:
42 – 15 = 27 (L)
Đáp số: 27L xăng.
Bài 3 luyện tập 2 trang 91
Phương pháp giải:
– Xác định được thân rô-bốt có dạng khối gì.
– Thực hiện tính các phép tính được ghi trên thân rô-bốt.
– So sánh kết quả để tìm rô-bốt ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Lời giải:
a) Rô-bốt có thân dạng khối lập phương ghi phép tính 46 – 28.
Ta có: 46 – 28 = 18.
Vậy rô-bốt có thân dạng khối lập phương ghi phép tính có kết quả bằng 18.
b) Ta có: 50 – 14 = 36 ; 52 – 15 = 37.
Mà: 18 < 36 < 37.
Vậy rô-bốt có thân dạng khối hộp chữ nhật ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Bài 4 luyện tập 2 trang 92
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi áo, kết quả tìm được chính là số trên quần, từ đó tìm được quần cho áo.
Lời giải:
Ta có: 40 – 27 = 13 ; 32 – 18 = 14.
Vậy quần tương ứng với áo được nối như sau:
Bài 1 luyện tập 3 trang 92
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 3 trang 93
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc đặt tính, nhẩm và tìm ra chữ số thích hợp với dấu “?” ở mỗi ô.
Lưu ý: cần phải trả 1 đơn vị vào hàng chục khi mượn 1 chục từ hàng chục sang hàng đơn vị.
Lời giải:
Bài 3 luyện tập 3 trang 93
Phương pháp giải:
Số căn phòng chưa bật đèn = Số căn phòng có tất cả – Số căn phòng đã bật đèn.
Tóm tắt:
Có: 60 căn phòng
Đã bật đèn: 35 căn phòng
Chưa bật đèn: … căn phòng?
Lời giải:
Số căn phòng chưa bật đèn là:
60 – 35 = 25 (căn phòng)
Đáp số: 25 căn phòng.
Bài 4 luyện tập 3 trang 93
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
a) 32 + 48 – 16 = 80 – 16 = 64.
Chọn B.
b) 33 – 16 + 53 = 17 + 53 = 70.
Chọn A.
Bài 5 luyện tập 3 trang 93
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi con cá, sau đó đối chiếu với số ghi trên xô để tìm cá mà mỗi con mèo câu được.
Lời giải:
Ta có: 72 – 27 = 45 ;
81 – 16 = 65 ; 90 – 35 = 55.
Vậy cá tương ứng cho mỗi con mèo được nối như sau:
Bài 1 luyện tập 4 trang 93
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.
Lời giải:
Số bị trừ | 83 | 70 | 47 | 80 | 50 |
Số trừ | 38 | 25 | 28 | 52 | 30 |
Hiệu | 45 | 45 | 15 | 28 | 20 |
Bài 2 luyện tập 4 trang 94
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính ghi trên mỗi hộp quà, sau đó so sánh các số để tìm số lớn nhất, số bé nhất, từ đó tìm được hộp quà đựng vở hoặc hộp quà đựng bút.
Lời giải:
Ta có:
30 – 14 = 16 40 – 20 = 20
52 – 31 = 21 34 – 16 = 18
Mà: 16 < 18 < 20 < 21.
Vậy hộp quà C đựng vở, hộp quà A đựng bút.
Bài 3 luyện tập 4 trang 94
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi chiếc hòm, từ đó tìm được các chiếc hòm khi phép tính đúng và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Ta có: 31 – 16 = 15 ; 43 – 24 = 19 ; 55 – 39 = 16.
Do đó, chiếc hòm màu đỏ và chiếc hòm màu xanh ghi phép tính đúng, hay chìa khóa có thể mở được chiếc hòm màu đỏ và chiếc hòm màu xanh.
Mà chìa khoá không mở được chiếc hòm màu xanh. Vậy chìa khóa mở được chiếc hòm màu đỏ.
Bài 4 luyện tập 4 trang 94
Phương pháp giải:
Tìm số con gà trống = Số con gà có tất cả – Số con gà mái.
Tóm tắt:
Gà trống và gà mái: 32 con
Gà mái: 26 con
Gà trống: … con?
Lời giải:
Đàn gà có số con gà trống là:
32 – 26 = 6 (con)
Đáp số: 6 con gà trống.
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 – Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1, Tiết 1 trang 80
Phương pháp giải:
Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 1 trang 80
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 1 trang 80
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả các phép trừ rồi nối với số thích hợp ghi trên mỗi quả.
Lời giải:
Bài 4, Tiết 1 trang 80
Phương pháp giải:
Số chiếc thuyền còn lại trên bến = Số chiếc thuyền ban đầu – Số chiếc thuyền rời bến.
Lời giải:
Trên bến còn lại số chiếc thuyền là
52 – 8 = 44 (chiếc thuyền)
Đáp số: 44 chiếc thuyền.
Bài 1, Tiết 2 trang 81
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 2 trang 81
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả của phép trừ ghi trên mỗi con ong rồi nối với số tương ứng trên bông hoa.
Lời giải:
Ta có 60 – 3 = 57 53 – 6 = 47
71 – 9 – 62 95 – 7 = 88
Mà 47 < 57 < 62 < 88
Ta tô màu như sau:
Bài 3, Tiết 2 trang 81
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả các phép tính trong hình vẽ rồi lựa chọn con đường có ba phép tính có kết quả bằng nhau để tô màu.
Lời giải:
38 + 9 = 47 30 + 14 = 47 54 – 6 = 48
50 – 3 = 47 21 + 26 = 47 60 – 8 = 52
55 – 9 = 46
Tô màu con đường chứa ba phép tính có kết quả bằng nhau là: 38 + 9; 30 + 17 và 50 – 3.
Bài 4, Tiết 2 trang 82
Phương pháp giải:
Số quả mít còn lại trên cây = Số quả mít lúc đầu – Số quả mít hái xuống.
Lời giải:
Trên cây còn lại số quả mít là
32 – 5 = 27 (quả)
Đáp số: 27 quả.
Bài 1, Tiết 3 trang 82
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 3 trang 82
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép tính theo chiều mũi tên rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 3 trang 82
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả phép trừ ghi trên mỗi tổ chim rồi khoanh vào đáp án có kết quả lớn nhất.
Lời giải:
Ta có 50 – 5 = 45 55 – 9 = 46 51 – 7 = 44
Ta có 44 < 45 < 46
Vậy ta khoanh vào đáp án B.
Bài 4, Tiết 3 trang 83
Phương pháp giải:
Lựa chọn các số 40, 50, 70 để điền vào các phép tính cho thích hợp.
Lời giải:
Bài 5, Tiết 3 trang 83
Phương pháp giải:
Số ki-lô-gam của khỉ = Số ki-lô-gam của chó – 7 kg.
Lời giải:
Số ki-lô-gam của khỉ là
25 – 7 = 18 (kg)
Đáp số: 18 kg.
Bài 1, Tiết 4 trang 83
Phương pháp giải:
Đặt tính hoặc tính nhẩm kết quả các phép trừ trong bảng trên rồi điền số thích hợp vào ô trống.
Lời giải:
Số bị trừ | 52 | 77 | 23 | 24 | 70 |
Số trừ | 4 | 8 | 6 | 9 | 30 |
Hiệu | 48 | 49 | 17 | 15 | 40 |
Bài 2, Tiết 4 trang 83
Phương pháp giải:
Tính kết quả phép trừ ghi trên những chiếc túi rồi nối với số tương ứng trên chiếc ví.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 4 trang 84
Phương pháp giải:
Tính lần lượt các phép tính từ trái sang phải.
Lời giải:
Bài 4, Tiết 4 trang 84
Phương pháp giải:
Số bông hoa được tô màu vàng = Tổng số bông hoa – Số bông hoa màu đỏ.
Lời giải:
Số bông hoa được Mi tô màu vàng là
33 – 9 = 24 (bông)
Đáp số: 24 bông.
Bài 5, Tiết 4 trang 84
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả các phép trừ theo chiều mũi tên rồi tô màu các bụi cỏ ghi số tương ứng.
Lời giải:
Ta có 20 – 8 = 12 40 – 6 = 34
32 – 9 = 23 52 – 7 = 45
Ta tô màu như sau:
Bài 1, Tiết 1 trang 85
Phương pháp giải:
Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 1 trang 85
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải:
a)
b) Ta có 42 – 17 = 25 73 – 54 = 19 57 – 28 = 29
Vậy ta tô màu như sau:
Bài 3, Tiết 1 trang 85
Phương pháp giải:
Số con chim còn lại trên cành cây = Số con chim trên cành lúc đầu – Số con chim bay đi.
Lời giải:
Trên cành cây còn lại số con chim là
30 – 14 = 16 (con)
Đáp số: 16 con chim.
Bài 1, Tiết 2 trang 86
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 2 trang 86
Phương pháp giải:
– Đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả các phép trừ rồi tô màu vào các hình theo yêu cầu của bài toán.
– Viết tên các hình ghi phép tính đúng.
Lời giải:
a)
b) Các hình ghi phép tính đúng là: hình vuông, hình tam giác.
Bài 3, Tiết 2 trang 86
Phương pháp giải:
Số ô tô còn lại trong bến = Số ô tô trong bến lúc đầu – Số ô tô rời bến.
Lời giải:
Trong bến còn lại số ô tô là
40 – 16 = 24 (ô tô)
Đáp số: 24 ô tô.
Bài 4, Tiết 2 trang 86
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả các phép tính rồi điền dấu vào ô trống cho thích hợp.
Lời giải:
Bài 5, Tiết 2 trang 87
Phương pháp giải:
– Tính nhẩm kết quả các phép trừ trên mỗi ngã rẽ, lựa chọn con đường ghi phép tính có kết quả nhỏ hơn.
– Khoanh vào món ăn mà bạn khỉ sẽ đến.
Lời giải:
Ta có 30 – 7 = 23 30 – 6 = 24
32 – 15 = 17 40 – 15 = 25
63 – 38 = 25 63 – 30 = 33
Vậy món mà bạn sẽ đến là chuối.
Bài 1, Tiết 3 trang 87
Phương pháp giải:
Tính nhẩm rồi điền kết quả thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
100 – 20 = 80 100 – 60 = 40 100 – 10 = 90
Bài 2, Tiết 3 trang 87
Phương pháp giải:
Số kg xe đạp chở = Số kg xe máy chở – 55 kg.
Lời giải:
Xe đạp chở được số ki-lô-gam hàng là
70 – 55 = 15 (kg)
Đáp số: 15 kg.
Bài 3, Tiết 3 trang 88
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả phép trử ghi trên mỗi hình rồi điền vào chỗ chấm hoặc tô màu cho thích hợp.
Lời giải:
a) Ta có 62 – 28 = 34 70 – 42 = 28 51 – 32 = 19
Vậy khối lập phương ghi phép tính có kết quả bằng 34.
b) Ta có 19 < 28 < 34
Ta tô màu vàng vào khối lập phương và tô màu xanh vào khối hình hộp chữ nhật.
Bài 4, Tiết 3 trang 88
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi nối hai phép tính có kết quả bằng nhau.
Lời giải:
Ta có:
52 – 3 = 49 | 52 – 23 = 29 | 60 – 21 = 39 |
70 – 43 = 27 | 100 – 50 = 50 | 80 – 30 = 50 |
20 + 7 = 27 | 41 – 12 = 29 | 60 – 11 = 49 |
32 + 7 = 39 |
Ta nối như sau:
Bài 1, Tiết 4 trang 88
Phương pháp giải:
Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 4 trang 88
Phương pháp giải:
Dựa vào cách đặt tính rồi tính của phép trừ để tìm các số còn thiếu.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 4 trang 89
Phương pháp giải:
Số cửa sổ không mở = Số cửa sổ của tòa nhà – Số cửa sổ đang mở.
Lời giải:
Số cửa sổ không mở là
90 – 52 = 38 (cửa sổ)
Đáp số: 38 cửa sổ.
Bài 4, Tiết 4 trang 89
Phương pháp giải:
Tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
a) Ta có 42 + 28 – 26 = 70 – 26 = 44
b) 42 – 34 + 62 = 8 + 62 = 70
Ta khoanh đáp án như sau:
Bài 5, Tiết 4 trang 89
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả các phép trừ trong hình rồi tô màu theo yêu cầu bài toán.
Lời giải:
50 – 6 = 44 61 – 13 = 48 73 – 23 = 50
Em thấy phép tính 73 – 23 có kết quả lớn nhất.
Ta tô màu như sau:
Bài 1, Tiết 5 trang 89
Phương pháp giải:
Áp dụng: Hiệu = Số bị trừ – Số trừ
Lời giải:
Số bị trừ | 46 | 60 | 70 | 51 | 90 |
Số trừ | 19 | 27 | 32 | 15 | 20 |
Hiệu | 27 | 33 | 38 | 36 | 70 |
Bài 2, Tiết 5 trang 90
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ở mỗi bông hoa, so sánh kết quả và tô màu theo yêu cầu bài toán.
Lời giải:
Thực hiện phép tính ta có kết quả:
40 – 16 = 24 50 – 30 = 20 62 – 36 = 26 31 – 17 = 14
Ta có 14 < 20 < 24 < 26
Vậy tô màu đỏ vào bông hoa ghi phép tính 62 – 36.
Tô màu vàng vào bông hoa ghi phép tính 31 – 17.
Bài 3, Tiết 5 trang 90
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả các phép trừ rồi khoanh vào chữ đặt dưới hộp quà ghi phép tính đúng nhưng không có dạng khối lập phương.
Lời giải:
Ta có 32 – 18 = 14 57 – 29 = 28 50 – 16 = 34
Vậy hộp quà A và B ghi phép tính đúng. Hộp quà C ghi phép tính sai.
Mà hộp quà A có dạng hình hộp chữ nhật. Hộp quà B có dạng khối lập phương.
Ta khoanh như sau:
Bài 4, Tiết 5 trang 90
Phương pháp giải:
Số cây cam trong vườn = Số cây cam và quýt – Số cây quýt.
Lời giải:
Trong vườn có số cây cam là
28 – 19 = 19 (cây)
Đáp số: 19 cây.
3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 67, 68, 69 – Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1 trang 67
Phương pháp giải:
Thực hiện trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 67
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 67
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ cách đặt tính và kết quả của các phép tính để tìm số thích hợp bị mực che khuất.
Lời giải:
Bài 4 trang 67
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số quả trứng gà Kiên nhặt được, số quả trứng gà Mai nhặt được ít hơn Kiên) và hỏi gì (số quả trứng gà Mai nhặt được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số quả trứng gà Mai nhặt được ta lấy số quả trứng gà Kiên nhặt được trừ đi số quả trứng gà Mai nhặt được ít hơn Kiên.
Tóm tắt:
Kiên nhặt: 35 quả
Mai nhặt ít hơn Kiên: 16 quả
Mai nhặt: quả
Lời giải:
Mai nhặt được số quả trứng gà là:
35 – 16 = 19 (quả)
Đáp số: 19 quả trứng gà.
Bài 1 trang 68
Phương pháp giải:
Thực hiện trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 69
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 69
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính để tìm kết quả các phép tính ghi trên mỗi con cá, từ đó nối phép tính với kết quả tương ứng ghi trên mỗi chiếc xô.
Lời giải:
Ta có:
78 – 3 = 75 45 – 9 = 36
41 – 5 = 36 83 – 8 = 75
80 – 5 = 75 24 – 9 = 15 22 – 7 = 15
Vậy ta nối mỗi phép tính với kết quả tương ứng như sau:
Bài 4 trang 69
Phương pháp giải:
Số quả bóng buổi chiều bán được = Số quả bóng buổi sáng bán được – 6 quả.
Tóm tắt:
Buổi sáng bán: 31 quả bóng
Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng: 6 quả
Buổi chiều bán: ? quả
Lời giải:
Buổi chiều cửa hàng bán được số quả bóng là:
31 – 6 = 25 (quả)
Đáp số: 25 quả bóng.
4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 93, 94, 95 – Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1 trang 93
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 1 luyện tập trang 94
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
a) 56 – 6 – 10 = 50 – 10 = 40.
b) 37 – 7 – 20 = 30 – 20 = 10.
c) 85 – 5 – 12 = 80 – 12 = 68.
d) 48 – 8 – 11 = 40 – 11 = 29.
Bài 2 luyện tập trang 94
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt theo mũi tên từ trái sang phải.
Lời giải:
Bài 3 luyện tập trang 94
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy tổng của 33 và 19 là 52, từ đó ta viết được phép cộng, từ phép cộng ta viết được các phép trừ tương ứng.
Lời giải:
Bài 4 luyện tập trang 95
Phương pháp giải:
Quan sát ta thấy tổng của hai số ở hàng dưới bằng số ở hàng trên, hay số còn thiếu hàng dưới bằng số ở hàng trên trừ đi số đã biết ở hàng dưới.
Lời giải:
Ta có: 60 – 50 = 10 ; 30 + 40 = 70.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 5 luyện tập trang 95
Phương pháp giải:
Tính hiệu của hai số ở mỗi chú cá, hiệu nào bé hơn 50 thì ta vớt con cá đó ra.
Lời giải:
Ta có:
60 – 15 = 45 ; 45 < 50.
60 – 5 = 55 ; 55 > 50.
71 – 26 = 45 ; 45 < 50.
63 – 14 = 49 ; 49 < 50.
68 – 18 = 50 ; 50 = 50.
Các con cá cần vớt ra được nối với cái vợt như sau:
Bài 6 luyện tập trang 95
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định số con cá màu vàng và số con cá màu xanh ít hơn số cá màu vàng , từ đó hoàn thành tóm tắt.
– Để tìm số con cá màu xanh ta lấy số con cá màu vàng trừ đi số cá màu xanh ít hơn số cá màu vàng.
Tóm tắt:
Cá màu vàng: 32 con
Cá màu xanh ít hơn số cá màu vàng: 7 con
Cá màu xanh: … con?
Lời giải:
Bể các có số con cá màu xanh là:
32 – 7 = 25 (con cá)
Đáp số: 25 con cá.
Bài 7 luyện tập trang 95
Phương pháp giải:
Các em quan sát kĩ hình vẽ và tự xếp hình theo mẫu đã cho.
Lời giải:
Các em quan sát kĩ hình vẽ và dùng các miếng ghép hình tam giác, hình bình hành, hình vuông để xếp thành hình con cá.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!