Giải bài tập Ki-lô-mét lớp 2 – Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)

Bài học này giúp các em học sinh giải các bài tập về Ki-lô-mét trong SGK Toán lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 69, 70, Tập 2 – Ki lô mét lớp 2

Bài 1 trang 69

Phương pháp giải:

a) Áp dụng kiến thức: 1 km = 1000m ; 1000 m = 1 km.

b) Học sinh tự ước lượng khoảng cách từ nhà Mai (nhân vật trong sách) tới trường sao cho hợp lý.

Lời giải:

a) 1 km = 1 000 m 1 000 m = 1 km.

b) Quãng đường từ nhà Mai đến trường dài khoảng 2 km.

Chọn đáp án C.

Bài 2 trang 69

Phương pháp giải:

Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số đo như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo là km vào sau kết quả.

Lời giải:

8 km + 9 km = 17 km                                  32 km – 14 km = 18 km

Bài 3 trang 70

Phương pháp giải:

So sánh các số đo độ dài với cùng đơn vị đo là km dựa vào kiến thức về so sánh các số trong phạm vi 100, từ đó trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải:

a) So sánh các số đo độ dài ta có:

54 km < 106 km < 155 km < 280 km.

Vậy trong các tỉnh trên, tỉnh Cao Bằng xa Hà Nội nhất, tỉnh Hà Nam gần Hà Nội nhất.

b) So sánh các số đo độ dài với 100 km ta có:

54 km < 100 km                                     106 km > 100 km

280 km > 100 km                                    155 km > 100 km

Vậy trong các tỉnh trên, đường bộ từ Hà Nội đến các tỉnh Thái Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn dài hơn 100 km.

Bài 4 trang 70

Phương pháp giải:

a) Để tìm số ki-lô-mét Cóc đi để gặp hổ và gấu ta lấy số ki-lô-mét Cóc đi để gặp Cua cộng với số ki-lô-mét Cóc đi thêm để gặp hổ và gấu.

b) Để tìm số ki-lô-mét Cóc đi để gặp ong mật và cáo (tính từ chỗ gặp cua) ta lấy khoảng cách từ Cua tới hổ và gấu cộng với khoảng cách từ hổ và gấu tới ong mật và cáo.

Lời giải:

a) Cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp hổ và gấu là:

28 + 36 = 64 (km)

Đáp số: 64 km.

b) Tính từ chỗ gặp Cua, Cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp ong mật và cáo là:

36 + 46 = 82 (km)

Đáp số: 82 km.

2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 62, 63, Tập 2 – Ki lô mét lớp 2

Bài 1, Tiết 3 trang 62

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi 1 km = 1000 m.

Lời giải:

1 km = 1000 m                                                1000 m = 1 km

Bài 2, Tiết 3 trang 62

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải:

6 km + 9 km = 15 km                                     25 km + 35 km = 60 km

21 km – 10 km = 11 km                                 42 km – 27 km = 15 km

Bài 3, Tiết 3 trang 63

Phương pháp giải:

– So sánh độ dài các quãng đường rồi trả lời câu hỏi.

– Cách so sánh:

+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

+ So sánh các cặp chữ số trong cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

Ta có 60 km < 75 km < 100 km < 110 km

a) Tỉnh thành xa Hà Nội nhất là Nam Định.

b) Tỉnh thành gần Hà Nội nhất là Hải Dương.

c) Tỉnh thành xa Hà Nội hơn 100 km là Nam Định.

d) Trong hai tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương, tỉnh gần Hà Nội hơn là Hải Dương và gần hơn 75 – 60 = 15

Bài 4, Tiết 3 trang 63

Phương pháp giải:

a) Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi 20 km + 15 km

b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi 20 km + 15 km + 3 km

Lời giải:

– Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi qua khu rừng dài  20 km và qua dãy núi 15 km nên ta có 20 km + 15 km = 35 km.

– Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi qua khu rừng dài  20 km, qua dãy núi 15 km và leo qua vách đá dài 3 km nên ta có 20 km + 15 km + 3 km = 38 km.

Ta điền như sau:

a) Để đi qua dãy nũi, Thạch Sanh cần đi 35 km

b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi 38 km

3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 66, 67, Tập 2 – Ki lô mét lớp 2

Bài 1 trang 66

Phương pháp giải:

Quan sát cây cầu, xe bus trong thực tế và khoanh vào đáp án thích hợp.

Lời giải:

Bài 2 trang 66

Phương pháp giải:

a) Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi ghi đơn vị km sau kết quả vừa tìm được.

b) Tính nhẩm kết quả các phép cộng, áp dụng cách đổi 1 km = 1000 m rồi so sánh hai vế.

Lời giải:

a) 200 km + 140 km = 340 km 160 km – 60 km = 100 km

2 km x 9 = 18 km                                                   45 km : 5 = 9 km

b)

Bài 3 trang 67

Phương pháp giải:

So sánh độ dài các quãng đường từ Hà Nội đi các tỉnh rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a) Ta có 150 km < 153 km < 300 km < 450 km.

Vậy quãng đường từ Hà Nội – Lai Châu dài nhất.

b) Ta có 153 km < 300 km

Nên quãng đường Hà Nội – Vinh xa hơn quãng đường Hà Nội – Quảng Ninh.

Bài 4 trang 67

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, ta tính được độ dài quãng đường từ nhà Tùng đến nhà Hân rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Quãng đường từ nhà Tùng đến nhà Hân dài 300 m + 100 m + 600 m = 1000 m = 1 km

Vậy Tùng nói đúng.

Bài 5 trang 67

Phương pháp giải:

Em ước lượng quãng đường từ nhà mình đến trường rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Ví dụ: Quãng đường từ nhà em đến trường dài khoảng 4 km.

 

4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 63, 64, 65, Tập 2 – Ki lô mét lớp 2

Bài 1 trang 63

Phương pháp giải:

Em quan sát ví dụ mẫu rồi viết lại các độ dài trên với đơn vị ki-lô-mét vào vở.

Lời giải:

1 km                      5 km                61 km                 1 000 km

Bài 2 trang 63

Phương pháp giải:

Em thực hiện đọc các số tự nhiên rồi đọc tên đơn vị đo độ dài cm, dm, m hoặc km theo sau cho thích hợp.

Lời giải:

17 cm đọc là: Mười bảy xăng-ti-mét

8 dm đọc là: Tám đề-xi-mét

5 m đọc là: Năm mét

92 km đọc là: Chín mươi hai ki-lô-mét

Bài 3 trang 63

Phương pháp giải:

a) Em tiến hành đo chiều dài ngón tay trỏ và chiều dài bàn tay với đơn vị là xăng-ti-mét.

b) Đo độ dài sải tay và so sánh với 1 mét.

Lời giải:

Đối với từng bạn, chiều dài bàn tay và sải tay có thể khác nhau.

Em có thể tham khảo số đo dưới đây:

a) Ngón trỏ của em dài 5 cm.

Bàn tay em dài 10 cm.

b) Sải tay em dài 1 m.

Bài 4 trang 64

Phương pháp giải:

Em áp dụng theo hướng dẫn cho sẵn.

Ví dụ: Từ cổng trường, rẽ phải, đi đến nhà sách.

Bài 1 luyện tập trang 64

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi:

1 km = 1 000 m                         1 m = 10 dm

1 m = 100 cm                            1 dm = 10 cm

Lời giải:

1 km = 1 000 m 1 000 m = 1 km
1 m = 10 dm 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm 10 cm = 1 dm

 

Bài 2 luyện tập trang 64

Phương pháp giải:

a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.

b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km

Lời giải:

Quan sát hình vẽ ta có:

a) Quãng đường từ A đến C (không đi qua B) dài 60 km.

b) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài 45 km + 30 km = 75 km

Bài 3 luyện tập trang 65

Phương pháp giải:

a) Quan sát bản đồ để xác định quãng đường Hà Nội – Vinh, Huế – Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

b) Em xác định quãng đường Cao Bằng – Hà Nội và Lạng Sơn – Hà Nội rồi so sánh hai quãng đường với nhau.

Xác định quãng đường TP. Hà Nội – Vinh và TP. Huế – Vinh và trả lời nơi nào gần TP. Vinh hơn.

Lời giải:

Quan sát bản đồ ta thấy các quãng đường có độ dài như sau:

a) Hà Nội – Vinh: 308 km

Huế – Vinh: 368 km

Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ: 174 km

b) Thành phố Cao Bằng – Thành phố Hà Nội: 285 km

Thành phố Lạng Sơn – Thành phố Hà Nội: 169 km

Ta có 285 km > 169 km nên thành phố Cao Bằng xa  Hà Nội hơn thành phố Lạng Sơn.

Ta có 308 km < 368 km nên Thành phố Hà Nội gần thành phố Vinh hơn thành phố Huế.

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Ki lô mét – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!