Giải bài tập Ki-lô-gam Toán lớp 2 – Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)

Bài học này sẽ giúp các em học sinh giải các bài tập về ki-lô-gam trong SGK Toán lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 58, 60, 61 – Ki lô gam Toán lớp 2

Bài 1 trang 58

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để chọn câu đúng. Đĩa cân ở bên nào thấp hơn thì con vật trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải:

Quan sát tranh ta thấy đĩa cân ở con gấu thấp hơn nên câu “Con gấu nặng hơn 3 con chó” là đúng, suy ra câu “Con gấu nhẹ hơn 3 con chó” và “Con gấu nặng bằng 3 con chó” là sai.

Chọn A.

Bài 2 trang 58

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Đĩa cân ở bên nào thấp hơn thì con vật trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải:

a) Mèo và chó, con chó nặng hơn.

b) Mèo và thỏ, con mèo nặng hơn.

c) Ta có: chó nặng hơn mèo, mèo nặng hơn thỏ nên chó nặng nhất, thỏ nhẹ nhất (tính chất “bắc cầu”).

Hoặc: thỏ nhẹ hơn mèo, mèo nhẹ hơn chó nên thỏ nhẹ nhất, chó nặng nhất (tính chất “bắc cầu”).

Bài 3 trang 58

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên hai đĩa cân nặng bằng nhau.

Lời giải:

a) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả cam nặng bằng 4 quả chanh.

b) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả táo nặng bằng 3 quả chanh.

c) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả bưởi nặng bằng cân nặng của quả cam và quả táo.

Từ câu a và b ta có: 3 + 4 = 7.

Vậy quả bưởi nặng bằng 7 quả chanh.

Bài 1 trang 60

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Nếu đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng 1kg.

Lời giải:

a) Quả bóng nhẹ hơn 1 kg
b) Nải chuối nặng hơn 1 kg
c) Quả bưởi cân nặng 1 kg
d) Quả bóng nặng bằng quả bưởi

Giải thích: Quả bóng nhẹ hơn 1 kg, 1 kg nặng bằng quả bưởi, vậy quả bóng nhẹ hơn quả bưởi. Do đó nói “Quả bóng nặng bằng quả bưởi” là sai

e) Nải chuối nặng hơn quả bưởi

Giải thích: Nải chuối nặng hơn 1 kg, 1 kg nặng bằng quả bưởi, vậy nải chuối nặng hơn quả bưởi

Bài 2 trang 60

Phương pháp giải:

Để đọc cân nặng của mỗi quả hoặc đồ vật ta đọc số đo trước, sau đó đọc tên đơn vị “ki-lô-gam”.

Lời giải:

Bài 3 trang 60

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Nếu đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng bằng tổng cân nặng của các quả cân.

b) So sánh số đo cân nặng của mỗi hộp, từ đó tìm ra hộp nặng nhất, hộp nhẹ nhất.

Lời giải:

a) Quan sát tranh ta thấy cân ở mỗi trường hợp đều thăng bằng.

Do đó: Hộp A cân nặng 3 kg. Hộp B cân nặng 4 kg. Hộp C cân nặng 5 kg.

b) Ta có: 3 kg < 4 kg < 5kg.

Do đó, hộp C nặng nhất, hộp A nhẹ nhất.

 

Bài 1 luyện tập trang 61

Phương pháp giải:

Thực hiện phép cộng hoặc trừ hai số như thông thường, sau đó ghi thêm kí hiệu “kg” vào kết quả.

Lời giải:

a) 12 kg + 23 kg = 35 kg 45 kg + 20 kg = 65 kg 9 kg + 7 kg = 16 kg
b) 42 kg – 30 kg = 12 kg 13 kg – 9 kg = 4 kg 60 kg – 40 kg = 20 kg

 

Bài 2 luyện tập trang 61

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, tính số ki-lô-gam ở mỗi đĩa cân rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lưu ý: đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng bằng tổng cân nặng của các quả cân.

Lời giải:

a) Con ngỗng cân nặng 7 kg (Vì 5 kg + 2 kg = 7 kg).

b) Con gà cân nặng 3 kg (Vì 2 kg + 1 kg = 3 kg).

Bài 3 luyện tập trang 61

Phương pháp giải:

Để tìm tổng số ki-lô-gam thóc của hai bao thóc ta thực hiện phép cộng: 30 kg + 50 kg.

Lời giải:

Cả hai bao thóc  cân nặng số ki-lô-gam là:

30 + 50 = 80 (kg)

Đáp số: 80 kg.

Bài 4 luyện tập trang 61

Phương pháp giải:

a) Để tìm cân nặng của rô-bốt B ta lấy cân nặng của rô-bốt A cộng với 2 kg.

b) Để tìm cân nặng của rô-bốt C ta lấy cân nặng của rô-bốt A trừ đi 2 kg.

Lời giải:

a)

Rô-bốt B cân nặng số ki-lô-gam là:

32 + 2 = 34 (kg)

Đáp số: 34 kg.

b)

Rô-bốt C cân nặng số ki-lô-gam là:

32 – 2 = 30 (kg)

Đáp số: 30 kg.

2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 57, 58, 59, 60 – Ki lô gam Toán lớp 2

Bài 1, Tiết 1 trang 57

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ, đĩa cân bên nào thấp hơn thì con vật trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải:

Đĩa cân nghiêng về bên phải nên đĩa đó nặng hơn.

Chọn B.

Bài 2, Tiết 1 trang 57

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ, đĩa cân bên nào thấp hơn thì quả trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải:

a) Quả cam nặng hơn quả táo.

b) Quả bưởi nặng hơn quả

c) Quả bưởi nặng nhất, quả cam nhẹ nhất.

Bài 3, Tiết 1 trang 57

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ ta thấy hai đĩa cân đang thăng bằng nên khối lượng hai bên đĩa cân bằng nhau, đếm số quả chanh trên mỗi đĩa cân rồi viết vào chỗ chấm.

Lời giải:

a) Gấu bông nặng bằng 4 quả chanh.

b) Chó bông nặng bằng 3 quả chanh.

c) Thỏ bông nặng bằng 2 quả chanh.

Bài 1, Tiết 2 trang 58

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ, đĩa cân bên nào thấp hơn thì bên đó nặng hơn.

Lời giải:

Bài 2, Tiết 2 trang 58

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ, đọc số ki-lô-gam ở bên trái rồi nối với số tương ứng ở bên phải cho thích hợp.

Lời giải:

Bài 3, Tiết 2 trang 59

Phương pháp giải:

Quan sát tranh vẽ rồi điền vào chỗ chấm cho thích hợp.

Lời giải:

a) Quả bí ngô nặng bằng 1 kg; quả dưa hấu nhẹ hơn 1 kg; nải chuối nặng hơn 1 kg.

b)

Bài 1, Tiết 3 trang 59

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi viết thêm đơn vị “kg” vào sau số vừa tìm được.

Lời giải:

a) 40 kg + 20 kg = 60 kg                                  b) 30 kg + 7 kg = 37 kg

60 kg – 20 kg = 40 kg                                      37 kg – 7 kg = 30 kg

60 kg – 40 kg = 20 kg                                      37 kg – 30 kg = 7 kg

Bài 2, Tiết 2 trang 60

Phương pháp giải:

– Túi gạo cân nặng bằng 1 kg + 5 kg = 6 kg.

– Túi đường cân nặng bằng 1 kg + 2 kg = 3 kg.

– Cả túi gạo và túi đường cân nặng bằng 6 kg + 3 kg = 9 kg.

– Túi gạo nặng hơn túi đường là 6 kg – 3 kg = 3 kg.

Lời giải:

a) Túi gạo cân nặng 6

Túi đường cân nặng 3 kg.

b) Cả túi gạo và túi đường cân nặng 9

Túi gạo nặng hơn túi đường 3 kg.

Bài 3, Tiết 2 trang 60

Phương pháp giải:

a) Sử dụng tính chất bắc cầu để suy ra bao nào nặng nhất, bao nào nhẹ nhất.

b) Bao thứ nhất cân nặng 50 kg + 10 kg = 60 kg.

Bao thứ ba nặng 50 kg – 10 kg = 40 kg.

Lời giải:

a)

b) Biết bao thứ hai cân nặng 50 kg. Khi đó:

– Bao thứ nhất cân nặng 60 kg.

– Bao thứ ba cân nặng 40 kg.

3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 76, 77 – Ki lô gam Toán lớp 2

Bài 1 trang 76

Phương pháp giải:

a) Quan sát ta thấy cân thăng bằng, do đó cân nặng của con cá bằng tổng cân nặng của hai quả cân bên đĩa bên phải.

b) Quan sát hình vẽ, đọc số đo trên cân đồng hồ rồi điền cân nặng của quả dưa hấu vào ô trống.

Lời giải:

Bài 2 trang 77

Phương pháp giải:

Thực hiện các phép tính tương tự như với các phép tính thông thường, sau đó ghi thêm đơn vị kg vào sau kết quả.

Lời giải:

18 kg + 6 kg = 24 kg

24 kg – 5 kg  = 19 kg

10 kg + 3 kg – 5 kg = 13 kg – 5 kg = 8 kg

58 kg – 9 kg – 20 kg = 49 kg – 20 kg = 29 kg

Bài 3 trang 77

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (cân nặng của Thảo, cân nặng Huy nặng hơn Thảo) và hỏi gì (cân nặng của Huy), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

– Để tìm cân nặng của Huy ta lấy cân nặng của Thảo cộng với cân nặng Huy nặng hơn Thảo.

Tóm tắt:

Thảo: 29 kg

Huy nặng hơn Thảo: 3 kg

Huy: ? kg

Lời giải:

Huy cân nặng số ki-lô-gam là:

29 + 3 = 32 (kg)

Đáp số: 32 kg.

Bài 4 trang 77

Phương pháp giải:

Học sinh thực hành tự cân một số đồ vật theo hướng dẫn của thầy/cô giáo.

Lời giải:

Học sinh đặt đồ vật lên đĩa cân, sau đó đọc số đo trên cân đồng hồ.

Bài 5 trang 77

Phương pháp giải:

Em có thể hỏi ông bà, bố mẹ về một số loại cân trong thực tế.

Lời giải:

Một số loại cân trong thực tế cuộc sống là cân đồng hồ, cân tạ, cân tiểu li, …

4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 87, 88, Tập 2 – Ki lô gam Toán lớp 2

Bài 1 trang 87

Phương pháp giải:

Em quan sát ví dụ mẫu rồi viết lại các độ dài trên với đơn vị ki-lô-gam vào vở.

Lời giải:

kg                  kg                 kg                  1 kg                    5 kg                    12 kg

Bài 2 trang 87

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh rồi xác định cân nặng của mỗi vật có trong hình vẽ.

Lời giải:

Cái thùng cân nặng 5 kg.

Ba lô cân nặng 3 kg.

3 quyển sách và 4 hộp sữa cân nặng 3 kg.

Bạn nam cân nặng 30 kg.

Bài 1 luyện tập trang 88

Phương pháp giải:

Quan sát tranh ta thấy đĩa cân bên nào thấp hơn thì câng nặng vật đó nhẹ hơn.

Từ đó em điền đ, s thích hợp cho mỗi câu.

Lời giải:

Bài 2 luyện tập trang 88

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả phép tính từ trái sang phải rồi viết đơn vị kg theo sau số vừa tìm được.

Lời giải:

a) 5 kg + 5 kg + 5 kg = 15 kg

b) 21 kg – 5 kg + 10 kg = 16 kg + 10 kg = 26 kg

Bài 3 luyện tập trang 88

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh em thấy: Cân nặng con gà + 2 kg = 5 kg

Từ đó em xác định được cân nặng con gà bằng 5 kg – 2 kg.

b) Con mèo cân nặng 2 kg.

Con chó nặng hơn con mèo 3 kg nên cân nặng của con chó bằng 2 kg + 3 kg.

Lời giải:

a) Cân nặng con gà + 2 kg = 5 kg

Nên con gà cân nặng 3 kg.

b) Quan sát tranh ta thấy con mèo cân nặng 2 kg.

Con chó nặng hơn con mèo 3 kg

Vậy cân nặng của con chó bằng 2 kg + 3 kg = 5 kg.

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Ki lô gam Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!