Mục đích của khóa học là gì?
Từ kinh nghiệm của các ba mẹ đã đồng hành cùng con trong kỳ thi vào lớp 6 trường Hà Nội Amsterdam, chúng tôi nhận thấy nếu học sinh chỉ ôn tập kiến thức thôi thì chưa đủ mà còn cần bồi dưỡng kỹ năng làm đề thi thì mới phát huy được hết năng lực và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Vì vậy, chúng tôi xây dựng hệ thống ôn thi trực tuyến để học sinh nào cũng có thể tự luyện tập.
Khóa học dành cho những ai?
Khóa học Bồi dưỡng kỹ năng làm đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Hà Nội Amsterdam không chỉ dành cho những học sinh tự học dưới sự hướng dẫn của ba mẹ mà còn hữu ích cho cả những học sinh đang ôn thi ở các trung tâm uy tín. Nếu học sinh vừa được học trên lớp vừa chịu khó luyện đề thi trên hệ thống thì kết quả thi sẽ được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng khóa học thế nào?
Ba mẹ có thể hướng dẫn để con tự học theo phương pháp “Vòng lặp 3 bước” như sau:
Quá trình học theo 3 bước như trên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi học sinh có thể giải đề thi một cách thành thạo.
Sau đó, ba mẹ hãy giúp con ôn tập các đề đã làm, nhắc đi nhắc lại những lỗi con thường gặp để không mắc phải lỗi tương tự khi thi.
Những lợi ích đi kèm của khóa học
- Học sinh sẽ hứng thú học hơn khi luyện thi trên hệ thống (so với làm đề thi trên giấy)
- Ba mẹ nhàn tênh vì không phải mất công tìm đề thi, in đề cho con
- Ba mẹ theo dõi được sự tiến bộ của con trong quá trình ôn tập (không chỉ dựa vào nhận xét của giáo viên)
Sau đây, Apanda xin giới thiệu đề thi vào lớp 6 trường Hà Nội Amsterdam 2019 – 2020 để ba mẹ tham khảo.
Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Hà Nội Amsterdam 2019 – 2020
Trắc nghiệm | 8 câu hỏi trắc nghiệm | 4 điểm |
Tự luận | 3 bài tập tự luận | 6 điểm |
Đừng ngại chat với chúng tôi để được tư vấn
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Khoanh vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án đúng ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa?
(A) Hiu hắt, hiu quạnh, vắng ngắt
(B) Long lanh, lấp lánh, lấp ló
(C) Nhanh nhẹn, tháo vát, chăm chỉ
(D) Xa xôi, xa hoa, xa xỉ
Câu 2. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?
(A) Dong dỏng
(B) Dịu dàng
(C) Gầy gò
(D) Mập mạp
Câu 3. Trong hai câu văn: “Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.”, đại từ “nó” được dùng để thay thế cho:
(A) Con kênh còn phơn phớt màu đào
(B) Một dòng thủy ngân cuồn cuộn
(C) Con kênh
(D) Con suối lửa
Câu 4. Có mấy quan hệ từ trong câu: “Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”?
(A) 2 quan hệ từ
(B) 3 quan hệ từ
(C) 4 quan hệ từ
(D) 5 quan hệ từ
Câu 5. Câu nào sau đây không sử dụng biện pháp so sánh?
(A) Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quấn vào chân Hồ Giáo.
(B) Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẫng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.
(C) Những con bê cái rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám cho chạy đi chơi xa.
(D) Thỉnh thoảng, một con, chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu.
Câu 6. Trong câu văn: “Những đám mây vần vũ chứa đầy nước của những cơn mưa mùa hạ đã nhường chỗ cho những tảng mây xốp trắng như bông thảnh thơi trôi giữa bầu trời xanh thẳm.”, chủ ngữ của câu là:
(A) Những đám mây vần vũ chứa đầy nước của những cơn mưa rào mùa hạ
(B) Những tảng mây xốp trắng như bông
(C) Những đám mây vần vũ chứa đầy nước
(D) Những đám mây vần vũ
Câu 7. Dấu phẩy trong câu: “Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối.” dùng để làm gì?
(A) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
(B) Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
(C) Ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
(D) Ngăn cách các vế trong câu ghép và ngăn cách các từ ngữ làm chủ ngữ trong câu.
Câu 8. “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là cái giếng không đáy, ở đó ta có thế nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.”
Hai câu in nghiêng trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
(A) Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối.
(B) Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ.
(C) Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối.
(D) Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Trình bày nội dung trả lời vào phần đế trống ở mỗi câu dưới đây:
Câu 1. (1,0 điếm)
a. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu văn sau:
“Cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm.”
– Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
b. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng.
Câu 2. (2,0 điếm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:
– Chị sẽ là chị của em mãi mãi!
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.”
(Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018)
a. Ước vọng của nhân vật Nguyên là gì? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
b. Em nhận thấy thông điệp gì trong câu văn cuối đoạn trích: “Một năm mới bắt đầu.”?
Câu 3. (3,0 điếm)
Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa có đoạn:
“Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.”
(Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018)
a. Trong đoạn thơ trên, “nắng mưa” có nghĩa là gì? Tìm một thành ngữ có từ nắng, mưa với nghĩa tương tự.
b. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về những dòng thơ trên.
Bộ đề luyện thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Hà Nội Amsterdam
Đề thi năm 2019 – 2020 |
Đề thi năm 2014 – 2015 |
Đề thi năm 2013 – 2014 |
Đề thi năm 2012 – 2013 |
Đề thi năm 2011 – 2012 |
Đề thi năm 2010 – 2011 |
Đề thi năm 2009 – 2010 |
Đề thi năm 2008 – 2009 |
Đề thi năm 2007 – 2008 |
Đề thi năm 2006 – 2007 |
Đề thi năm 2005 – 2006 |
Đề luyện số 1 |
Đề luyện số 2 |
Đề luyện số 3 |
Đề luyện số 4 |
Đề luyện số 5 |
Đừng ngại chat với chúng tôi để được tư vấn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.