Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính – Sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời

5/5 - (1 bình chọn)

Bài học này giúp các em học sinh nắm được các khái niệm cơ bản về Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

1. Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn

  • Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
  • Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
  • Đường kính dài bằng hai lần bán kính

2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 53 – Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính

Hoạt động trang 53

Phương pháp giải:

– Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.

– Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm, nối hai điểm nằm trên đường tròn.

Lời giải:

a) Hình tròn tâm O; bán kính OM, ON, OP; đường kính MN.

b) Hình tròn tâm I; bán kính IA IB ; đường kính AB.

Bài 1 trang 53

Phương pháp giải:

– Lấy 1 điểm O bất kì làm tâm đường tròn. Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em thu được hình tròn tâm O.

– Lấy điểm A bất kì nằm trên đường tròn. Nối O với A.

– Qua O kẻ một đoạn thẳng, cắt đường tròn tại hai điểm C và D.

Lời giải:

Bài 2 trang 53

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BO, OC, CD.

Lời giải:

Mỗi hình tròn đều có bán kính 7 cm nên AB = CD = 7 cm

Ta thấy độ dài đoạn thẳng BO và OC đều bằng 2 lần bán kính.

Nên BO = OC = 7 x 2 = 14 cm

Độ dài đường gấp khúc ABCD là

7 + 14 + 14 + 7 = 42 (cm)

Vậy bọ ngựa phải bò 42 cm.


3. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 47  – Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính

Bài 1 trang 47

Phương pháp giải:

– Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn.

– Đường kính: Đường thẳng nối hai điểm ở trên đường tròn và đi qua tâm

Lời giải:

Bài 2 trang 47

Phương pháp giải:

– Lấy một điểm I bất kì làm tâm đường tròn. Đặt chân cố định của compa trùng với tâm và quay một vòng, từ đó em được đường tròn tâm I.

– Lấy một điểm M bất kì nằm trên đường tròn. Nối I với M.

– Qua I kẻ một đoạn thẳng cắt đường tròn tại 2 điểm A và B ta được đường kính AB.

Lời giải:

Bài 3 trang 47

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB và BC.

Lời giải:

Ta thấy độ dài đoạn thẳng AB và BC đều bằng 2 lần bán kính.

Nên AB = BC = 2 x 9 = 18 cm

Độ dài đường gấp khúc ABC là

18 + 18 = 36 (cm)

Vậy chú ong đã bay 36 cm.


4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 24, 25 – Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài 1 trang 24

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi xác định tâm, bán kính của mỗi hình tròn.

Lời giải:

Bài 2 trang 25

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức: Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài bán kính.

Lời giải:

a) Độ dài bán kính của hình tròn là

8: 2 = 4 (cm)

b) Độ dài đường kính của hình tròn là

5 x 2 = 10 (cm)

Đáp số: a) 4 cm

    b) 10 cm

Bài 3 trang 25

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để xác định tâm của hình tròn.

Lời giải:

Gập mảnh giấy hình tròn làm đôi rồi lại tiếp tục gập làm đôi. Điểm cắt nhau giữa hai nếp gấp chính là tâm của hình tròn.

Bài 4 trang 25

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số ô vuông để tìm độ dài đường kính của mỗi bánh xe.

Bước 2: Độ dài mỗi bánh xe = Độ dài cạnh của 1 ô vuông x Số ô vuông đếm được

Lời giải:

Ta thấy, đường kính của bánh xe trước bằng độ dài của 10 ô vuông. Đường kính của bánh xe sau bằng độ dài của 8 ô vuông.

Mỗi ô vuông có cạnh là 5 cm.

Độ dài đường kính của bánh xe trước là

5 x 10 = 50 (cm)

Độ dài đường kính của bánh xe sau là

4 x 3 = 32 (cm)

Đáp số: Bánh xe sau: 50 cm

    Bánh xe trước: 32 cm


5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 79, 80 – Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính

Bài 1 trang 79

Phương pháp giải:

Quan sát hình rồi nêu tên tâm, bán kính, đường kính của mỗi hình tròn.

Lời giải:

Hình tròn tâm S, bán kính ST, SK, SL, đường kính LT

Hình tròn tâm B, bán kính BG, BA, BC, đường kính AC

Hình tròn tâm D, bán kính DB, DC, DE, đường kính BC

Bài 2 trang 80

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát mẫu và thực hành vẽ hình tròn.

Bài 1 luyện tập trang 80

Phương pháp giải:

Trong đường tròn có nhiều bán kính và có nhiều đường kính, các đường kính bằng nhau và gấp đôi bán kính.

Lời giải:

a, Sai

b, Đúng

c, Đúng

d, Đúng

 

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn – Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *