Các nội dung chính
Tiếp nối sau bài học về hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Khối lập phương, khối hộp chữ nhật. Bài giảng được Apanda biên soạn bao gồm các kiến thức lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo chi tiết và đầy đủ nhất. Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 64 – Khối lập phương, khối hộp chữ nhật
Bài 1 trang 64
Phương pháp giải:
a) Quan sát hình vẽ và đếm số cạnh được sơn màu xanh và sơn màu đỏ.
b) Các mặt của khối hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật. Từ đó em xác định được dạng của tấm gỗ.
Lời giải:
a) Có 4 cạnh được sơn màu xanh, 8 cạnh được sơn màu đỏ.
b) Vì các mặt của khối hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật nên tấm gỗ cần lắp vào mặt trước của chiếc khung sắt có dạng hình chữ nhật.
Chọn C.
Bài 2 trang 64
Phương pháp giải:
– Hình lập phương gồm có 8 đỉnh.
– Số bông hoa bác Hà đã chạm = Số bông hoa ở gần mỗi đỉnh nhân với số đỉnh.
Lời giải:
Hình lập phương gồm có 8 đỉnh. Ở gần mỗi đỉnh, bác Hà chạm 3 bông hoa.
Vậy bác Hà đã chạm tất cả số bông hoa là 3 x 8 = 24 (bông hoa)
Ta điền như sau: Bác Hà đã chạm tất cả 24 bông hoa.
Bài 1 luyện tập trang 64
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Con kiến cần bò qua 3 cạnh (đường màu cam) để đến chỗ hạt gạo.
Bài 2 luyện tập trang 64
Phương pháp giải:
a) Số nan tre cần dùng để làm 1 chiếc đèn lồng bằng số cạnh của mỗi khối lập phương.
b) Số tờ giấy màu cần dùng để làm 5 chiếc đèn lồng = Số tờ giấy màu để làm 1 chiếc đèn lồng x 5
Lời giải:
a) Khối lập phương gồm có 12 cạnh. Mỗi cạnh của đèn lồng dùng một nan tre.
Vậy mỗi chiếc đèn lồng cần dùng 12 nan tre.
b) Khối lập phương gồm có 6 mặt.
Mỗi mặt của đèn lồng dán một tờ giấy màu nên 1 chiếc đèn lồng cần dùng 6 tờ giấy màu.
Vậy 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng 30 tờ giấy màu. (vì 6 x 5 = 30)
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 56, 57 – Khối lập phương, khối hộp chữ nhật
Bài 1 trang 56
Phương pháp giải:
a) Quan sát hình vẽ và đếm số cạnh được sơn màu xanh và sơn màu đỏ.
b) Dựa vào đặc điểm khối lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
Lời giải:
a) Khung sắt đó có tất cả 4 cạnh màu đen, 8 cạnh màu xanh.
b) Nghệ sĩ xiếc ảo thuật cần lắp các tấm gỗ hình vuông vừa khít các mặt của chiếc khung đó. Nghệ sĩ cần dùng tất cả 6 tấm gỗ như vậy.
Bài 2 trang 56
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và đếm số đỉnh ở nửa màu xanh và số đỉnh ở nửa màu xám
Lời giải:
Khối hộp chữ nhật đó có 4 đỉnh ở nửa màu xanh và 4 đỉnh ở nửa màu xám.
Bài 3 trang 57
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Đường đi của con kiến đã chạm vào tất cả 7 cạnh của các khối gỗ.
Ta đếm như sau:
Bài 4 trang 57
Phương pháp giải:
– Đếm số dây lại để làm một chiếc khung
– Số dây lạt để làm 5 chiếc khung = Số dây lạt để làm 1 chiếc khung x 5
Lời giải:
Khối lập phương có 8 đỉnh.
Ở mỗi đỉnh của chiếc khung, chú Tư dùng một sợi dây lạt để buộc nên để làm 1 chiếc khung chú cần dùng 8 sợi dây lạt.
Để làm 5 chiếc khung đèn như vậy thì chú Tư cần dùng số sợi dây lạt là
8 x 5 = 40 (sợi dây)
Vậy số cần điền vào ô trống là 40.
Bài 5 trang 57
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a) Em tô màu như sau:
b) Chiếc khung thép có 12 cạnh, các nghệ sĩ đã bám bào 3 cạnh.
Vậy có 9 cạnh của chiếc khung mà các nghệ sĩ không bám vào.
3. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 25 – Khối lập phương, khối hộp chữ nhật
Bài 1 trang 25
Phương pháp giải:
Học sinh nhận biết các đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
Bài 1 luyện tập trang 25
Phương pháp giải:
Dựa vào số cạnh và số đỉnh của khối lập phương để tìm số que tính, số viên đất nặn phù hợp.
Lời giải:
Số que tính chính là số cạnh của khối lập phương, số viên đất nặn chính là số đỉnh của khối lập phương.
Do đó để làm mô hình khối lập phương em cần 12 que tính, 8 viên đất nặn.
Bài 2 luyện tập trang 25
Phương pháp giải:
Xác định các dạng hình khối có trong hình vẽ từ đó em chọn vết của mỗi khối gỗ trên cát.
Lời giải:
Khối lập phương có các mặt là hình vuông nên vết trên cát là hình vuông.
Khối hộp chữ nhật có đáy là hình chữ nhật nên vết trên cát là hình chữ nhật.
Khối trụ có đáy là hình tròn nên vết trên cát là hình tròn.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Khối lập phương, khối hộp chữ nhật – Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!