Bài toán giải bằng hai bước tính lớp 3 – Bài tập SGK Kết nối, Cánh diều, Chân trời

3.6/5 - (9 bình chọn)

Bài toán giải bằng hai bước tính lớp 3 là một nội dung quan trọng trong chương trình Toán lớp 3. Bài giảng được Apanda biên soạn giúp ba mẹ và học sinh tìm hiểu cách giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo một cách đầy đủ và chi tiết. Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!

1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 82 – Bài toán giải bằng hai bước tính lớp 3

Bài 1 trang 82

Phương pháp giải:

Số lít nước mắm ở can thứ hai = Số lít nước mắm ở can thứ nhất nhân với 3

Số lít nước mắm ở cả hai can = Số lít nước mắm ở can thứ nhất + Số lít nước mắm ở can thứ hai

Lời giải:

Bài 2 trang 82

Phương pháp giải:

– Số chiếc thuyền Nam gấp được = Số chiếc thuyền Mai gấp được – 3

– Số chiếc thuyền cả hai bạn gấp được = Số thuyền Mai gấp được + Số thuyền Nam gấp được

Tóm tắt:

Lời giải:

Nam gấp được số cái thuyền là

10 – 3 = 7 (cái thuyền)

Cả hai bạn gấp được số cái thuyền là

10 + 7 =17 (cái thuyền)

Đáp số: 17 cái thuyền.

Bài 1 luyện tập trang 82

Phương pháp giải:

Số máy tính cửa hàng bán được vào buổi chiều = Số máu tính buổi sáng cửa hàng bán được – 4

Số máy tính cả hai buổi cửa hàng bán được = Số máy tính buổi sáng bán được + Số máy tính buổi chiều bán được

Tóm tắt:

Lời giải:

Buổi chiều cửa hàng bán được số máy tính là

10 – 4 = 6 (máy tính)

Cả hai buổi cửa hàng bán được số máy tính là

10 + 6 = 16 (máy tính)

Đáp số: 16 máy tính.

Bài 2 luyện tập trang 82

Phương pháp giải:

– Độ dài đoạn BC = Độ dài đoạn AB x 2

– Độ dài đường gấp khúc ABC = Độ dài đoạn AB + Độ dài đoạn BC

Tóm tắt:

Lời giải:

Độ dài đoạn thẳng BC là

9 x 2 = 18 (cm)

Độ dài đường gấp khúc ABC là

9 + 18 = 27 (cm)

Đáp số: 27 cm.

Bài 3 luyện tập trang 82

Phương pháp giải:

Có thể nêu bài toán như sau:

Bao ngô cân nặng 30 kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 10 kg. Hỏi cả hai bao đó cận nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Lời giải:

Bao gạo nặng số ki-lô-gam là

30 + 10 = 40 (kg)

Cả hai bao nặng số ki-lô-gam là

30 + 40 = 70 (kg)

Đáp số: 70 kg.


2. VBT KẾT NỐI: Bài tập trang 71, 72, 73 – Bài toán giải bằng hai bước tính lớp 3

Bài 1, Tiết 1 trang 71

Phương pháp giải:

a) – Số thỏ ở ngoài sân = Số thỏ ở trong chuồng x 4

– Tìm tổng số thỏ trong chuồng và ngoài sân

b) – Tìm hiệu số thỏ ở ngoài sân và số thỏ ở trong chuồng.

Tóm tắt:

Lời giải:

a) Số con thỏ ở ngoài sân là

3 x 4 = 12 (con)

Số con thỏ ở trong chuồng và ngoài sân có tất cả là

3 + 12 = 15 (con)

b) Số con thỏ ở ngoài sân nhiều hơn số thỏ ở trong chuồng là

12 – 3 = 9 (con)

Đáp số :a) 15 con

   b) 9 con

Bài 2, Tiết 1 trang 71

Phương pháp giải:

– Tính độ dài đoạn thẳng BC = Độ dài đoạn thẳng BC – 5 cm

– Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB và BC.

Lời giải:

Độ dài đoạn thẳng BC là

15 – 5 = 10 (cm)

Độ dài đường gấp khúc ABC là

15 + 5 = 20 (cm)

Đáp số: 20 cm.

Bài 3, Tiết 1 trang 72

Phương pháp giải:

– Số bạn nữ = Số bạn nam + 2

– Số học sinh của lớp đó = Số bạn nam + số bạn nữ

Tóm tắt:

Lời giải:

Số bạn nữ của lớp đó là

15 + 2 = 17 (học sinh)

Lớp học đó có tất cả số học sinh là

15 + 17 = 32 (học sinh)

Đáp số: 32 học sinh.

Bài 1, Tiết 2 trang 72

Phương pháp giải:

– Cân nặng của con lợn trắng = cân nặng của con lợn đen + 8 kg

– Tính tổng cân nặng của hai con lợn

Tóm tắt:

Lời giải:

Con lợn trắng cân nặng số ki-lô-gam là

65 + 8 = 73 (kg)

Cả hai con lợn cân nặng số ki-lô-gam là

65 + 73 = 138 (kg)

Đáp số: 138 kg.

Bài 2, Tiết 2 trang 72

Phương pháp giải:

– Tìm số lít nước mắm mẹ đổ thêm = Số lít ở mỗi can x Số can

– Số lít nước mắm có tất cả = Số lít nước mắm ban đầu + Số lít nước mắm đổ thêm

Lời giải:

Số lít nước mắm mẹ đổ thêm là

3 x 6 = 18 (lít)

Lúc sau, trong thùng có tất cả số lít nước mắm là

15 + 18 = 33 (lít)

Đáp số: 33 lít nước mắm.

Bài 3, Tiết 2 trang 72

Phương pháp giải:

– Tìm cân nặng của con ngỗng = Cân nặng của con gà x 4

– Tìm tổng cân nặng của con gà và con ngỗng

Lời giải:

Cân nặng của con ngỗng là

2 x 4 = 8 (kg)

Cân nặng của con gà và con ngỗng là

2 + 8 = 10 (kg)

Đáp số: 10 kg.

Bài 4, Tiết 2 trang 72

Phương pháp giải:

– Tìm số tuổi của chị Mai hiện nay = Số tuổi của Mi + 3 tuổi

– Số tuổi của chị Mai sau 2 năm nữa = Số tuổi chị Mai hiện nay + 2

Lời giải:

Số tuổi của chị Mai hiện nay là

5 + 3 = 8 (tuổi)

Sau 2 năm nữa, tuổi của chị Mai là

8 + 2 = 10 (tuổi)

Đáp số: 10 tuổi.


3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 85, 86 – Giải bài toán có đến hai bước tính lớp 3

Bài 1 trang 85

Phương pháp giải:

Bước 1: Tìm số con cá ở bể thứ hai = Số con cá ở bể thứ nhất + 3

Bước 2: Số con cá ở cả hai bể = Số con cá ở bể thứ nhất + Số con cá ở bể thứ hai

Tóm tắt:

Lời giải:

Số con cá ngựa ở bể thứ hai là

5 + 3 = 8 (con cá)

Số con cá ngựa ở cả hai bể là

5 + 8 = 13 (con)

Đáp số: 13 con.

Bài 2 trang 85

Phương pháp giải:

Bước 1: Số vỏ ốc em sưu tập được = Số vỏ ốc anh sưu tập được – 16

Bước 2: Số vỏ ốc cả hai anh em sưu tập được = Số vỏ ốc em sưu tập được + Số vỏ ốc anh sưu tập được

Tóm tắt:

Lời giải:

Số vỏ ốc em sưu tập được là

35 – 16 = 19 (vỏ ốc)

Cả hai anh em sưu tập được số vỏ ốc là

35 + 19 = 54 (vỏ ốc)

Đáp số: 54 vỏ ốc.

Bài 3 trang 85

Phương pháp giải:

Bước 1: Tìm số lít tương chum thứ hai đựng = Số lít tương chum thứ nhất đựng – 16

Bước 2: Tìm số lít tương cả hai chum đựng = số lít tương chum thứ nhất đựng + số lít tương chum thứ hai đựng

Tóm tắt:

Lời giải:

Số lít tương chum thứ hai đựng là

100 – 18 = 82 (lít)

Cả hai chum đựng số lít tương là

100 + 82 = 182 (lít)

Đáp số: 182 lít.

Bài 4 trang 85

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Tìm số người xe ô tô to chở được = Số người xe ô tô nhỏ chở được x 5

Bước 2: Tìm số người cả hai ô tô chở được = Số người xe ô tô nhỏ chở + số người xe ô tô to chở được

b) Thực hiện tương tự câu a

Lời giải:

a) Số người xe ô tô to chở được là

7 x 5 = 35 (người)

 Số người cả hai xe chở được là

7 + 35 = 42 (người)

Đáp số: 42 người.

b) Số con gà nhà Thịnh nuôi là

9 x 6 = 54 (con)

Nhà Thịnh nuôi tất cả số con gà và con vịt là

9 + 54 = 63 (con)

Đáp số: 63 con.

Bài 5 trang 86

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính tổng số học sinh cả hai lớp tham gia kéo co

Bước 2: Tìm số học sinh của mỗi đội = tổng số học sinh của hai lớp tham gia kéo co : 4

Lời giải:

Số học sinh của hai lớp 3A và 3B tham gia kéo co là

25 + 23 = 48 (học sinh)

Mỗi đội có số bạn là

48 : 4 = 12 (bạn)

Đáp số: 12 bạn.

Bài 6 trang 86

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số khách giảm đi sau khi dừng ở ga Yên Bái = Số khách xuống tàu – Số khách lên tàu

Bước 2: Số khách trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái = Số khách còn lại trên tàu + Số vừa tìm được

Lời giải:

Cách 1

Sau khi tàu dừng tại ga Yên Bái thì số khách trên tàu giảm đi là:

58 – 27 = 31 (khách)

Trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, trên tàu có số hành khách là

91 + 31 = 6122 (khách)

Đáp số: 122 khách.

Cách 2:

Trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, trên tàu có số hành khách là

91 + 58 – 27  = 122 (khách)

Đáp số: 122 khách.


4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 30, 31- Bài toán giải bằng hai bước tính lớp 3

Bài 1 trang 30

Phương pháp giải:

Bước 1: Tìm số là cờ của Thu cắt được lấy số lá cờ của Tuấn trừ đi 5

Bước 2: Tìm số lá cờ 2 bạn cắt được lấy số lá cờ của Tuấn cộng với số lá cờ của Thu

Tóm tắt:

Lời giải:

Số lá cờ thu cắt được là

14 – 5 = 9 (lá cờ)

Số lá cờ cả hai bạn cắt được là

14 + 9 = 23 (lá cờ)

Đáp số: 23 lá cờ.

Bài 1 luyện tập trang 31

Phương pháp giải:

Bước 1: Số thùng ong của cậu Út = Số thùng ong của ông ngoại – 16

Bước 2: Số thùng ong trong cả hai khu vườn = Số thùng ong của ông ngoại + Số thùng ong của cậu Út

Tóm tắt:

Lời giải:

Trong vườn nhà cậu Út có số thùng ong là

71 – 16 = 55 ( thùng)

Cả hai khu vườn có tất cả số thùng ong là

71 + 55 = 126 ( thùng )

Đáp số : 126 thùng ong mật.

Bài 2 luyện tập trang 31

Phương pháp giải:

– Số viên gạch bác Dũng lát được = Số viên gạch anh Minh lát được + 14

– Số viên gạch cả hai người lát được = Số viên gạch của bác Dũng + Số viên gạch của anh Minh

Tóm tắt:

Lời giải:

Bác Dũng lát được số viên gạch là

27 + 14 = 41 ( viên )

Cả hai người lát được số viên gạch là

27 + 41 = 68 ( viên )

Đáp số: 68 viên gạch.

Bài 3 luyện tập trang 31

Phương pháp giải:

Quan sát tóm tắt rồi nêu bài toán phù hợp rồi nêu cách giải thích hợp.

Lời giải:

+ Tóm tắt 1 có thể nêu bài toán như sau

Bể thứ nhất có 25 con cá, bể thứ hai ít hơn bể thứ nhất 5 con. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?

+ Tóm tắt 2 có thể nêu bài toán như sau:

Bể thứ hai có 15 con cá, bể thứ nhất nhiều hơn bể thứ hai 10 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?

Do đó: Tóm tắt 1 ứng với cách giải B

Tóm tắt 2 ứng với cách giải A

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập về Bài toán giải bằng hai phép tính lớp 3 trong SGK Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *