Các nội dung chính
Bài học Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 lớp 2 sẽ hướng dẫn các em học sinh giải các bài tập trong SGK lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập từ trang 72 đến 79 – Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 lớp 2
Bài 1 trang 72
Phương pháp giải:
Thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 72
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 73
Phương pháp giải:
Thực hiện lần lượt ba phép cộng với số đo lít ghi trên các chum, so sánh kết quả, từ đó tìm được chum đựng nhiều nước nhất.
Lời giải:
Ta có: 59L + 9L = 68L
61L + 9L = 70L
57L + 4L = 61L
Mà 61L < 68L < 70L
Vậy chum B đựng nhiều nước nhất.
Bài 1 luyện tập 1 trang 73
Phương pháp giải:
a) Học sinh có thể đặt tính rồi tính rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?” ở mỗi toa tàu.
b) – Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
a) Đặt tính rồi tính ta có:
Vậy ta có kết quả như sau:
b)
Bài 2 luyện tập 1 trang 73
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm các phép tính gắn với các loại quả, sau đó nối với kết quả để tìm lá cây ứng với quả đó.
Lời giải:
Ta có: 19 + 7 = 26 ;
89 + 3 = 92 ;
69 + 1 = 70.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3 luyện tập 1 trang 74
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số vỏ ốc màu trắng, số vỏ ốc màu xanh) và hỏi gì (số vỏ ốc có tất cả), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số vỏ ốc có tất cả ta lấy số vỏ ốc màu trắng cộng với số vỏ ốc màu xanh.
Tóm tắt:
Vỏ ốc màu trắng: 18 vỏ ốc
Vỏ ốc màu xanh: 5 vỏ ốc
Có tất cả: … vỏ ốc?
Lời giải:
Trên bàn có tất cả số vỏ ốc là:
18 + 5 = 23 (vỏ ốc)
Đáp số: 23 vỏ ốc.
Bài 4 luyện tập 1 trang 74
Phương pháp giải:
Quan sát các số đã cho ta thấy quy luật của bài này: Số ở trên bằng tổng của hai số ở dưới, từ đó ta tìm được các số còn thiếu để điền vào dấu “?”.
Lời giải:
Quan sát các số đã cho ta có: 4 +5 = 9 ; 5 + 7 = 12.
Do đó quy luật của bài này là : Số ở trên bằng tổng của hai số ở dưới.
Ta tìm số ở dấu “?” ở hàng thứ hai.
Ta có: 7 + 2 = 9. Do đó ta có kết quả:
Ta tìm hai số còn lại ở dấu “?” ở hàng thứ nhất.
Ta có: 9 + 12 = 21 ; 12 + 9 = 21.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 1 luyện tập 2 trang 74
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 2 trang 74
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số bao thóc buổi sáng bác Mạnh thu hoạch được, số bao thóc buổi chiều thu hoạch được nhiều hơn buổi sáng) và hỏi gì (số bao thóc buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số bao thóc buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được ta lấy số bao thóc buổi sáng bác Mạnh thu hoạch được cộng với số bao thóc buổi chiều thu hoạch được nhiều hơn buổi sáng.
Tóm tắt:
Buổi sáng: 87 bao thóc
Buổi chiều nhiều hơn buổi sáng: 6 bao thóc
Buổi chiều: … bao thóc?
Lời giải:
Buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được số bao thóc là:
87 + 6 = 93 (bao)
Đáp số: 93 bao thóc.
Bài 3 luyện tập 2 trang 75
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm các phép tính mà Việt vừa viết.
Lời giải:
Đặt tính rồi tính ta có:
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4 luyện tập 2 trang 75
Phương pháp giải:
Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải hoặc đặt tính rồi tính hai lần (chẳng hạn với phép tính 28 + 9 + 2 ở câu a, đầu tiên đặt tính rồi tính 28 + 9, được kết quả 37, rồi lấy kết quả đó cộng nhẩm với 2 (37 + 2 = 39)).
Lời giải:
a) 28 + 9 + 2 = 37 + 2 = 39.
Chọn B.
b) 45 + 5 + 8 = 50 + 8 = 58.
Chọn A.
Bài 5 luyện tập 2 trang 75
Phương pháp giải:
Trước tiên cần tìm đường đi cho chú sóc, sau đó tìm các số ghi trên các hạt dẻ mà chú sóc nhặt được, cuối cùng viết phép tính cộng các số đó và tìm kết quả.
Lời giải:
Để về nhà, chú sóc đi theo đường như sau:
Chú sóc nhặt được ba hạt dẻ ghi số 38, 9 và 5.
Tổng các số trên ba hạt dẻ mà sóc nhặt được là:
38 + 9 + 5 = 52
Đáp số: 52.
Lưu ý: Chú sóc chỉ có một đường đi qua mê cung. Sóc không nhặt được các hạt dẻ nằm trong ô kín.
Bài 1 trang 76
Phương pháp giải:
Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 76
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 76
Phương pháp giải:
a) Thực hiện đặt tính rồi tính, sau đó dựa vào kết quả tìm được để đặt lại que tính ở kết quả cho đúng.
b) Nhẩm: 74 + 10 = 84, từ đó đặt lại que tính ở số hạng thứ hai cho đúng.
Lời giải chi tiết:
a) Đặt tính rồi tính ta có:
Vậy ta đặt lại que tính ở kết quả như sau:
b) Nhẩm: 74 + 10 = 84. Vậy ta đặt lại que tính ở số hạng thứ hai như sau:
Bài 1 luyện tập 1 trang 77
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 1 trang 77
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm các phép tính ghi trên mỗi con tàu, từ đó tìm ra con tàu ghi phép tính đúng.
Lời giải:
Ta có: 65 + 5 = 70 ;
23 + 18 = 41 ; 5 + 41 = 46.
Vậy con tàu màu xanh lá cây ghi phép tính đúng.
Bài 3 luyện tập 1 trang 77
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép tính trên các máy bay không người lái, sau đó ghép thùng hoặc bao hàng có khối lượng bằng với kết quả vừa tính.
Lời giải:
Ta có: 21 kg + 39 kg = 60 kg ;
76 kg + 17 kg = 93 kg ;
28 kg + 28 kg = 56 kg.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4 luyện tập 1 trang 77
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số tấm bưu thiếp ngày thứ nhất Mai làm được, số tấm bưu thiếp ngày thứ hai Mai làm được) và hỏi gì (số tấm bưu thiếp cả hai ngày Mai làm được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số tấm bưu thiếp cả hai ngày Mai làm được ta lấy số tấm bưu thiếp ngày thứ nhất Mai làm được cộng với số tấm bưu thiếp ngày thứ hai Mai làm được.
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất: 29 tấm bưu thiếp
Ngày thứ hai: 31 tấm bưu thiếp
Cả hai ngày: … tấm bưu thiếp?
Lời giải:
Cả hai ngày Mai làm được số tấm bưu thiếp là:
29 + 31 = 60 (tấm)
Đáp số: 60 tấm bưu thiếp.
Bài 5 luyện tập 1 trang 78
Phương pháp giải:
Để tìm số xăng-ti-mét kiến phải bò ta thực hiện phép cộng 37 + 54, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
Lời giải:
Kiến phải bò tất cả số xăng-ti-mét là:
37 + 54 = 91 (cm)
Đáp số: 91 cm.
Bài 1 luyện tập 2 trang 78
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 2 trang 78
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép tính trên thân tàu ngầm, sau đó so sánh kết quả rồi sắp xếp các tàu A, B, C, D theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
Ta có:
15 + 82 = 97 40 + 50 = 90
6 + 90 = 96 34 + 57 = 91.
Mà: 90 < 91 < 96 < 97.
Vậy các tàu ngầm xếp theo thứ tự các kết quả từ bé đến lớn là: B, D, C, A.
Bài 3 luyện tập 2 trang 78
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính để tìm độ dài ba con đường màu đỏ, màu xanh và màu đen, sau đó so sánh các độ dài để tìm ra con đường ngắn nhất.
Lời giải:
Ta có: 48 cm + 32 cm = 80 cm ;
34 cm + 34 cm = 68 cm ;
32 cm + 48 cm = 80 cm.
Mà: 68 cm < 80 cm.
Vậy con đường ngắn nhất để kiến vàng bò đến hạt gạo là con đường màu xanh.
Chọn B.
Bài 4 luyện tập 2 trang 78
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
23 + 27 + 1 = 50 + 1 = 51
45 + 45 + 2 = 90 + 2 = 92
58 + 12 + 3 = 70 + 3 = 73
69 + 11 + 4 = 80 + 4 = 84
Bài 1 luyện tập 3 trang 79
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập 3 trang 79
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả phép tính trên khinh khí cầu, sau đó so sánh kết quả để xem khinh khí cầu có được buộc với kết quả của nó hay không rồi viết Đ, S thích hợp vào ô có dấu “?”.
Lời giải:
Ta có: 67 + 14 = 81 ;
58 + 19 = 77 ; 49 + 48 = 97.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 3 luyện tập 3 trang 79
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính lần lượt từ trái sang phải rồi tìm số ghi ở mỗi con cừu có dấu “?”.
Lời giải:
Ta có:
a) 45 + 27 = 72 ; 72 + 19 = 91.
b) 45 + 19 = 64 ; 64 + 27 = 91.
Vậy ta có kết quả như sau:
Bài 4 luyện tập 3 trang 79
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số viên bi lúc đầu Nam có, số viên bi Mai cho Nam) và hỏi gì (số viên bi Nam có tất cả), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số viên bi Nam có tất cả ta lấy số viên bi lúc đầu Nam có cộng với số viên bi Mai cho Nam.
Tóm tắt:
Nam có: 57 viên bi
Mai cho Nam thêm: 15 viên bi
Nam có tất cả: … viên bi?
Lời giải:
Nam có tất cả số viên bi là:
57 + 15 = 72 (viên bi)
Đáp số: 72 viên bi.
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập từ trang 69 đến 76 – Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 lớp 2
Bài 1, Tiết 1 trang 69
Phương pháp giải:
Thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 1 trang 69
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 1 trang 69
Phương pháp giải:
– Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) để tìm kết quả phép cộng ghi trên mỗi bao gạo.
– So sánh cân nặng giữa các bao gạo rồi tô màu theo yêu cầu bài toán.
Lời giải:
Ta có 68 + 9 = 77 69 + 3 = 72 73 + 7 = 80
Mà 72 < 77 < 80
Ta tô màu cam vào bao gạo ghi phép tính 73 kg + 7 kg
Tô màu xanh vào bao gạo ghi 69 kg + 3 kg
Tô màu vàng vào bao gạo còn lại.
Bài 1, Tiết 2 trang 69
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 2 trang 70
Phương pháp giải:
– Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) để tìm kết quả phép cộng ghi trên mỗi củ cà rốt.
– Nối với số tương ứng ghi trên mỗi chú thỏ.
Lời giải:
Ta có 56 + 8 = 64 16 + 9 = 25 77 + 4 = 81
Ta nối như sau:
Bài 3, Tiết 2 trang 70
Phương pháp giải:
Số chiếc bút trong hộp = Số chiếc bút chì + Số chiếc bút mực.
Lời giải:
Trong hộp có tất cả số chiếc bút là
24 + 6 = 30 (chiếc bút)
Đáp số: 30 chiếc bút.
Bài 4, Tiết 2 trang 70
Phương pháp giải:
Ta nhận thấy quy luật: Số ở hàng trên bằng tổng của hai số hàng dưới, từ đó ta điền được các số còn thiếu vào ô trống. (Ví dụ 3 + 4 = 7; 4 + 5 = 9)
Lời giải:
Bài 1, Tiết 3 trang 70
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 3 trang 71
Phương pháp giải:
Số ki-lô-gam cá bắt được buổi chiều = Số ki-lô-gam cá bắt được buổi sáng bắt + 6 kg.
Lời giải:
Số ki-lô-gam cá bác Lâm bắt được buổi chiều là
29 + 6 = 35 (kg)
Đáp số: 35 kg.
Bài 3, Tiết 3 trang 71
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) rồi điền kết quả vào chỗ chấm.
Lời giải:
37 + 8 = 45 74 + 9 = 83
63 + 7 = 70 55 + 5 = 60
Bài 4, Tiết 3 trang 71
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) rồi điền kết quả vào chỗ chấm.
Lời giải:
a) 25 + 5 + 9 = 30 + 9 = 39 b) 46 + 7 + 3 = 53 + 3 = 56
Bài 5, Tiết 3 trang 71
Phương pháp giải:
– Em hãy tìm con đường nhím đi tới khu rừng và tô màu con đường đó.
– Tính tổng các số trên đường nhím đi rồi điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
Lời giải:
Tổng các số trên con đường nhím đi là: 30 + 27 + 13 = 57 + 13 = 70
Bài 1, Tiết 1 trang 72
Phương pháp giải:
Thực hiện cộng lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 1 trang 72
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 1 trang 72
Phương pháp giải:
Ta nhận thấy kết quả trong phép cộng trên chưa đúng.
Thực hiện đặt tính (hoặc tính nhẩm) rồi ghi lại phép tính đúng vào chỗ chấm.
Lời giải:
Phép tính đúng thu được sau khi chuyển một que tính ở kết quả trong hình bên là:
43 + 17 = 60
Bài 3, Tiết 1 trang 72
Phương pháp giải:
Tìm hai số có tổng là 60 trong hình vẽ rồi tô màu cho các bóng đèn nối hai số đó.
Lời giải:
Bài 1, Tiết 2 trang 73
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 2 trang 73
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) phép cộng ghi trên trụ cứu hỏa rồi nối với số thích hợp trên mỗi cuộn dây.
Lời giải:
Ta có 20 + 30 = 50 15 + 55 =70 7 + 56 = 63 83 + 8 = 91
Ta nối như sau:
Bài 3, Tiết 2 trang 73
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) để tìm kết quả phép cộng ghi trên mỗi ô tô rồi nối với số thích hợp.
Lời giải:
Ta có 27 kg + 37 kg = 64 kg 8 kg + 19 kg = 27 kg
67 kg + 17 kg = 84 kg
Ta nối như sau:
Bài 4, Tiết 2 trang 74
Phương pháp giải:
Số lít mật ong cô Hoa thu được cả ngày = Số lít mật ong thu hoạch buổi sáng + Số lít mật ong thu hoạch buổi chiều.
Lời giải:
Ngày hôm đó, cô Hoa thu hoạch được số lít mật ong là
17+ 23 = 40 (lít)
Đáp số: 40 lít.
Bài 5, Tiết 2 trang 74
Phương pháp giải:
Khoảng cách giữa con sâu và chiếc lá là 36 cm + 15 cm = 51 cm.
Lời giải:
Con sâu phải bò 51 cm để đến chiếc lá.
Bài 1, Tiết 3 trang 74
Phương pháp giải:
– Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính: Cộng lần lượt các số từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 3 trang 74
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả phép cộng ghi trên heo đất rồi sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
Ta có 18 + 23 = 41 32 + 8 = 40 22 + 20 = 42
Mà 40 < 41 < 42
Vậy kết quả các phép tính ghi trên heo đất được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là 40, 41, 42.
Bài 3, Tiết 3 trang 75
Phương pháp giải:
– Quan sát tranh vẽ rồi tính độ dài hai con đường mà dế mèn đi đến bờ cỏ.
– Tô màu theo yêu cầu của bài toán.
Lời giải:
Con đường 1có độ dài là 40 cm + 10 cm + 20 cm = 70 cm.
Con đường 2 có độ dài là 20 cm + 60 cm = 80 cm.
Ta tô màu như sau:
Bài 4, Tiết 3 trang 75
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
35 + 15 + 6 = 50 + 6 = 56 29 + 11 + 4 = 40 + 4 = 44
68 + 22 + 7 = 90 + 7 = 97 47 + 33 + 9 = 80 + 9 = 89
Bài 1, Tiết 4 trang 75
Phương pháp giải:
Tính rồi ghi kết quả thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải:
73 + 7 = 80 64 + 26 = 90
15 + 38 = 53 43 + 18 = 61
Bài 2, Tiết 4 trang 76
Phương pháp giải:
Thực hiện đặt tính rồi tính (hoặc tính nhẩm) kết quả các phép cộng ghi trên cánh diều rồi nối với các số tương ứng trên tia số.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 4 trang 76
Phương pháp giải:
Tính kết quả các phép cộng theo chiều mũi tên rồi viết kết quả vào chỗ trống cho thích hợp.
Lời giải:
Bài 4, Tiết 4 trang 76
Phương pháp giải:
Số con thỏ nhà bạn Hoa = Số con thỏ lúc đầu + Số con thỏ đẻ thêm.
Lời giải:
Nhà bạn Hoa có tất cả số con thỏ là
18 + 12 = 30 (con)
Đáp số: 30 con.
3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 59, 60, 61 – Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 lớp 2
Bài 1 trang 59
Phương pháp giải:
Thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 59
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 59
Phương pháp giải:
Quan sát cách đặt tính và tính để tìm lỗi sai, từ đó sửa lại cho đúng.
Lời giải:
Quan sát các phép tính đã cho ta thấy cách đặt tính đã đúng, tuy nhiên kết quả các phép tính chưa đúng.
Ta sửa lại như sau:
Bài 4 trang 59
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số con dê đen, số con dê trắng) và hỏi gì (số con dê có tất cả), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số con dê có tất cả ta lấy số con dê đen cộng với số con dê trắng.
Tóm tắt:
Dê đen: 28 con
Dê trắng: 14 con
Có tất cả: ? con
Lời giải:
Trang trại đó có tất cả số con dê là:
28 + 14 = 42 (con dê)
Đáp số: 42 con dê.
Bài 1 trang 60
Phương pháp giải:
Thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 2 trang 61
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 3 trang 61
Phương pháp giải:
Đặt tính: Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau rồi cộng các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
+) Phép tính 36 + 7.
Đặt tính rồi tính ta được:
Vậy chữ số bị chú ong che khuất là 4.
+) Phép tính thứ hai:
Ta thấy chữ số hàng chục ở tổng và số hạng thứ nhất đều là 7, do đó phép tính đã cho là phép tính không có nhớ.
Ở hàng đơn vị, ta có 6 + 2 = 8.
Phép tính đầy đủ như sau:
Vậy chữ số bị chú ong che khuất là 6.
+) Phép tính thứ ba:
Ở hàng đơn vị ta có: 6 + 5 = 11, do đó ta viết 1 ở hàng đơn vị, nhớ 1 sang hàng chục.
Quan sát ta thấy chữ số hàng chục ở tổng là 2, từ đó suy ra chữ số hàng chục ở số hạng thứ nhất là 1.
Phép tính đầy đủ như sau:
Vậy chữ số bị chú ong che khuất là 1.
Bài 4 trang 61
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số xăng-ti-mét Nhi bật xa được, số xăng-ti-mét Khôi bật xa hơn Nhi) và hỏi gì (số xăng-ti-mét Khôi bật xa được), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
– Để tìm số xăng-ti-mét Khôi bật xa được ta lấy số xăng-ti-mét Nhi bật xa được cộng với số xăng-ti-mét Khôi bật xa hơn Nhi.
Tóm tắt:
Nhi: 87 cm
Khôi bật xa hơn Nhi: 5 cm
Khôi: ? cm
Lời giải:
Khôi bật xa được số xăng-ti-mét là:
87 + 5 = 92 (cm)
Đáp số: 92 cm.
4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 86, 87, 88 – Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 lớp 2
Bài 1 trang 86
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng các chữ số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải:
Bài 1 luyện tập trang 87
Phương pháp giải:
Tính nhẩm theo các quy tắc đã học.
Lời giải:
9 + 3 = 11 | 8 + 6 = 14 | 6 + 5 = 11 | 7 + 4 = 11 |
5 + 9 = 14 | 4 + 8 = 12 | 5 + 6 = 11 | 6 + 7 = 13 |
Bài 2 luyện tập trang 87
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
a) 26 + 4 + 2 = 30 + 2 = 32
26 + 6 = 32
b) 45 + 5 + 3 = 50 + 3 = 53
45 + 8 = 53
c) 58 + 2 + 32 = 60 + 32 = 92
58 + 34 = 92
Bài 3 luyện tập trang 87
Phương pháp giải:
Tính giá trị của hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.
Lời giải:
Bài 4 luyện tập trang 87
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải:
Ta có:
61 + 9 + 7 = 70 + 7 = 77 ;
3 + 9 + 67 = 12 + 67 = 79 ;
63 + 5 + 7 = 68 + 7 = 75.
Vậy ta cất sách vào ba lô như sau:
Bài 5 luyện tập trang 87
Phương pháp giải:
– Quan sát ví dụ mẫu rồi viết phép tính thích hợp.
– Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải rồi ghi kết quả.
Lời giải:
Bài 6 luyện tập trang 88
Phương pháp giải:
– Đọc kĩ đề bài để tìm số con thỏ xám và số thỏ trắng nhiều hơn số thỏ xám, từ đó hoàn thành tóm tắt.
– Để tìm số con thỏ trắng ta lấy số con thỏ xám cộng với 18 con.
Tóm tắt:
Thỏ xám: 47 con
Thỏ trắng nhiều hơn thỏ xám: 18 con
Thỏ trắng: … con ?
Lời giải:
Có số con thỏ trắng là:
47 + 18 = 65 (con)
Đáp số: 65 con.
Thử thách trang 88
Phương pháp giải:
Tính tổng 24 + 9 = 33.
Tìm phép tính cộng có số hạng là 33 rồi tính tổng, …
Tiếp tục như vậy sẽ tìm được hạt dẻ.
Lời giải:
Ta có:
- 24 + 9 = 33 ; phép cộng có số hạng là 33 là 33 + 9 .
- 33 + 9 = 42 ; phép cộng có số hạng là 42 là 42 + 8.
- 42 + 8 = 50 ; phép cộng có số hạng là 50 là 50 + 9.
- 50 + 9 = 59 ; phép cộng có số hạng 59 là 59 + 8.
- 59 + 8 = 67 ; phép cộng có số hạng là 67 là 67 + 9.
- 67 + 9 = 76 ; phép cộng có số hạng là 76 là 76 + 6.
- 76 + 6 = 82 ; phép cộng có số hạng là 82 là 82 + 9.
- 82 + 9 = 91 ; phép cộng có số hạng là 91 là 91 + 5.
Vậy đường đi đúng để Sóc tìm được hạt dẻ là:
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!