Các nội dung chính
Bài học này sẽ hướng dẫn các em giải các bài tập về Đề xi mét trong SGK Toán lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 66, 67, 68, Tập 2 – Đề xi mét lớp 2
Bài 1 trang 66
Phương pháp giải:
a) Áp dụng kiến thức: 1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm; 1 m = 100 cm.
Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các câu còn lại.
b) Áp dụng kiến thức: 10 dm = 1 m; 10 cm = 1 dm.
Quan sát ví dụ mẫu và thực hiện tương tự với các câu còn lại.
Lời giải:
a)
b)
Bài 2 trang 66
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát các đồ vật trong thực tế rồi ước lượng số đo độ dài của chúng.
Lời giải:
Bài 3 trang 66
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, ước lượng được bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt, từ đó xác định được Mai nói đúng.
Áp dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo vừa học 1 m = 10 dm, 1 m = 100 cm để đổi 2 m sang các số đo có đơn vị đề-xi-mét hoặc xăng-ti-mét, từ đó xác định được câu nói của Nam và Rô-bốt đúng hay sai.
Lời giải:
Quan sát tranh ta ước lượng bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt, do đó Mai nói đúng.
Theo trên, ta ước lượng bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt nên bảng dài khoảng 2m (vì sải tay của Việt dài khoảng 1m).
Lại có: 2 m = 20 dm ; 2 m = 200 cm.
Do đó, bạn Nam nói “bảng dài khoảng 2 đề-xi-mét” là sai; bạn Rô-bốt nói “bảng dài khoảng 200 xăng-ti-mét là đúng”
Vậy bạn Mai và Rô-bốt nói đúng.
Bài 1 luyện tập trang 67
Phương pháp giải:
Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số đo như đối với các số tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo (dm hoặc m) vào sau kết quả.
Lời giải:
5 dm + 8 dm = 13 dm | 26 dm + 45 dm = 71 dm |
65 m – 30 m = 35 m | 51 m – 16 m = 35 m |
Bài 2 luyện tập trang 67
Phương pháp giải:
Để tìm số mét cần đi nếu Rô-bốt đi đến cầu trượt rồi ra bập bênh ta lấy khoảng cách từ vị trí Rô-bốt đang đứng đến cầu trượt (là 30m) cộng với khoảng cách từ cầu trượt đến bập bênh (là 15 m), hay ta thực hiện phép tinh 30 m + 15 m.
Lời giải:
Để đi đến cầu trượt rồi ra bập bên, Rô-bốt cần đi số mét là:
30 m + 15 m = 45 m
Vậy để đi đến cầu trượt rồi ra bập bênh, Rô-bốt cần đi 45 m.
Bài 3 luyện tập trang 67
Phương pháp giải:
a) So sánh các số đo độ dài, từ đó tìm được bạn nào đá quả cầu bay xa nhất.
b) Để tìm số mét Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam ta lấy số mét Việt đá quả cầu bay xa trừ đi số mét Nam đá quả cầu bay xa.
Lời giải:
a) So sánh các số đo ta có:
4 m < 5 m < 7 m.
Vậy: Rô-bốt đá quả cầu bay xa nhất.
b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam số mét là:
5 – 4 = 1 (m)
Đáp số: 1 m.
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 60, 61 – Đề xi mét lớp 2
Bài 1, Tiết 1 trang 60
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi:
1 dm = 10 cm 1 m = 10 dm 1 m = 100 cm
Lời giải:
a)
2 dm = 20 cm | 3 m = 30 dm | 7 m = 700 cm |
4 dm = 40 cm | 6 m = 60 dm | 9 m = 900 cm |
b)
20 dm = 2 m | 30 cm = 3 dm |
50 dm = 5 m | 80 cm = 8 dm |
100 dm = 10 m | 40 cm = 4 dm |
Bài 2, Tiết 1 trang 60
Phương pháp giải:
Quan sát các đồ vật trong thực tế rồi nối với độ dài thích hợp.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 1 trang 60
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi:
1 m = 10 dm 1 m = 100 cm
Lời giải:
Biết 1 sải tay của Việt dài khoảng 1 m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay. Vậy:
a) Bảng lớp Việt dài khoảng 3 m
b) Bảng lớp Việt dài khoảng 30 dm
c) Bảng lớp Việt dài khoảng 300 cm
Bài 4, Tiết 1 trang 61
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi: 1 dm = 10 cm
Lời giải:
Hộp bánh dài khoảng 4 gang tay Mai nên hộp bánh dài 4 dm = 40 cm.
Bàn gấp học sinh dài khoảng 5 dm = 50 cm.
Vậy đồ vật dài nhất là chiếc bàn gấp.
Bài 1, Tiết 2 trang 61
Phương pháp giải:
Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải:
5 m + 9 m = 14 m | 15 m + 35 m = 50 m |
43 dm + 15 dm = 58 m | 40 dm – 12 dm = 28 dm |
3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 12, 13 – Đề xi mét lớp 2
Bài 1 trang 12
Phương pháp giải:
– Quan sát số đo độ dài trên mỗi thước đo để xác định độ dài của mỗi đồ vật rồi chọn thẻ ghi số đo thích hợp với mỗi đồ vật.
– Áp dụng cách đổi: 1 dm = 10 cm.
Lời giải:
Bài 2 trang 13
Phương pháp giải:
a) Trên thước kẻ vạch ứng với 1 dm là vạch chỉ 10 cm, vạch ứng với 2 dm là vạch chỉ 20 cm.
b) Áp dụng cách chuyển đổi: 1 dm = 10 cm.
Lời giải:
a) Trên thước kẻ vạch ứng với 1 dm là vạch chỉ 10 cm, vạch ứng với 2 dm là vạch chỉ 20 cm.
Bài 3 trang 13
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi: 1 dm = 10 cm hay 10 cm = 1 dm.
Lời giải:
Bài 4 trang 13
Phương pháp giải:
– Thực hiện phép cộng, trừ như với hai số tự nhiên, sau đo ghi thêm đơn vị “dm” vào kết quả.
– Biểu thức có phép cộng và phép trừ thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải:
13 dm + 6 dm = 19 dm
10 dm + 4 dm – 3 dm = 14 dm – 3 dm = 11 dm
27 dm – 7 dm = 20 dm
48 dm – 8 dm – 10 dm = 40 dm – 10 dm = 30 dm
Bài 5 trang 13
Phương pháp giải:
Áp dụng cách chuyển đổi 1 dm = 10 cm hay 10 cm = 1 dm để đổi các số đo 1 dm, 2 dm, 3 dm về số đo có đơn vị là xăng-ti-mét, sau đó học sinh thực hành tự cắt các băng giấy (hoặc sợi dây) có độ dài cho trước.
Lời giải:
Đổi: 1 dm = 10 cm ; 2 dm = 20 cm; 3 dm = 30 cm.
Sau đó, học sinh thực hành tự cắt các băng giấy (hoặc sợi dây) có độ dài là 10 cm, 20 cm hoặc 30 cm và dán băng giấy 1 dm (hay 10 cm) vào vở.
4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 31, 32, 33 – Đề xi mét lớp 2
Bài 1 trang 31
Phương pháp giải:
Các em tự viết vào vở theo mẫu.
Lời giải:
Các em tự viết vào vở theo mẫu.
Bài 2 trang 31
Phương pháp giải:
a) Quan sát số ghi trên thước để tìm độ dài gang tay của em.
So sánh số đo vừa tìm được với 1dm, hay 10 cm, từ đó so sánh được độ dài gang tay em với 1 dm và 2 dm.
b) Em có thể dùng tay của em đo chiều dài, chiều rộng quyển sách rồi ước lượng độ dài của chúng.
Lời giải:
a) Gang tay em dài 13
Dài hơn, ngắn hơn hay dài bằng?
Ta có: 1dm = 10 cm; 2 dm = 20 cm.
Mà: 13 cm > 10 cm và 13 cm < 20 cm, hay 13 cm > 1 dm và 13 cm < 2 dm.
Vậy: Gang tay em: dài hơn 1 dm,
ngắn hơn 2 dm.
b) Ước lượng:
Chiều rộng: khoảng 2 dm.
Chiều dài: khoảng 3 dm.
Bài 1 luyện tập trang 32
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ ta thấy kẹp giấy dài 2cm.
Dụng cụ gọt bút chì có độ dài bằng độ dài của 2 cái kẹp giấy; bút chì có độ dài bằng độ dài của 3 cái kẹp giấy, từ đó tìm được độ dài của mỗi vật.
Lời giải:
Kẹp giấy dài 2 cm.
2 cm + 2 cm = 4 cm
Dụng cụ gọt bút chì dài 4 cm.
2 cm + 2 cm + 2 cm = 6 cm
Bút chì dài 6 cm.
Bài 2 luyện tập trang 32
Phương pháp giải:
a) Thực hiện tương tự như các phép tính tự nhiên, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào sau kết quả.
b) Tính lần lượt từ trái sang phải, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào sau kết quả.
Lời giải:
a) 6 cm + 3 cm = 9 cm
10 dm – 4 dm = 6 dm.
b) 3 cm + 7 cm – 9 cm = 10 cm – 9 cm = 1cm.
8 dm – 6 dm + 8 dm = 2 dm + 8 dm = 10 dm.
Bài 3 luyện tập trang 32
Phương pháp giải:
a) – Quan sát hình vẽ để tìm độ dài băng giấy màu vàng.
– Độ dài băng giấy màu xanh bằng tổng độ dài cách băng giấy nhỏ màu xanh đã được cắt rời.
– Độ dài băng giấy màu đỏ bằng tổng độ dài cách băng giấy nhỏ màu đỏ đã được cắt rời.
b) So sánh độ dài các băng giấy để tìm băng giấy dài nhất hoặc ngắn nhất.
Lời giải:
a) Quan sát hình vẽ ta thấy:
– Băng giấy màu xanh được cắt rời thành 2 băng giấy có độ dài là 3 cm và 6 cm.
Độ dài băng giấy màu xanh là: 3 cm + 6 cm = 9 cm.
– Độ dài băng giấy màu vàng là 10 cm.
– Băng giấy màu đỏ được cắt rời thành 3 băng giấy có độ dài là 1 cm, 3 cm và 4 cm.
Độ dài băng giấy màu đỏ là: 1 cm + 3 cm + 4 cm = 8 cm.
Vậy:
Băng giấy màu xanh dài 9 cm.
Băng giấy màu vàng dài 10 cm.
Băng giấy màu đỏ dài 8 cm.
b) So sánh ta có: 8 cm < 9 cm < 10 cm.
Vậy: Băng giấy dài nhất màu vàng.
Băng giấy ngắn nhất màu đỏ.
Bài 4 luyện tập trang 33
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức: 1 dm = 10 cm; 10 cm = 1 dm.
Lời giải:
a) 1 dm = 10 cm
2 dm = 20 cm
7 dm = 70 cm
b) 10 cm = 1 dm
20 cm = 2 dm
50 cm = 5 dm
Bài 5 luyện tập trang 33
Phương pháp giải:
Muốn tìm anh cao hơn em bao nhiêu đề-xi-mét ta lấy chiều cao của anh trừ đi chiều cao của em.
Em thấp hơn anh số đề-xi-mét đúng bằng kết quả vừa tìm được ở trên.
Lời giải:
Anh cao hơn em số đề-xi-mét là:
15 – 12 = 3 (dm)
Vậy: Anh cao hơn em 3 dm.
Em thấp hơn anh 3 dm.
Bài 6 luyện tập trang 33
Phương pháp giải:
Em tự ước lượng, sau đó dùng thước để đo chiều rộng bàn học ở lớp em.
Lời giải:
Ví dụ mẫu:
Em ước lượng rồi đo chiều rộng bàn học ở lớp em.
Ước lượng: 7 dm.
Đo: 8 dm.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Đề xi mét – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!