Các nội dung chính
Tiếp nối sau bài học về hình tam giác, hình tứ giác, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về hình chữ nhật, hình vuông. Bài giảng được Apanda biên soạn bao gồm các kiến thức lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo chi tiết và đầy đủ nhất. Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 59, 60 – Hình chữ nhật, hình vuông lớp 3
Bài 1 trang 59
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và nêu tên các hình vuông, hình chữ nhật.
Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Lời giải:
a) Hình EGHI là hình vuông.
b) Hình MNPQ và hình RTXY là hình chữ nhật.
Bài 2 trang 59
Phương pháp giải:
Dùng thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các cạnh.
Lời giải:
Hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 3 cm.
Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài là 3 cm và chiều rộng là 2 cm.
Bài 3 trang 59
Phương pháp giải:
Xác định độ dài cạnh hình vuông bằng cách đếm số ô vuông nhỏ trên cạnh đó.
Kết luận cắt tờ giấy theo đoạn thẳng nào để được hình có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông.
Lời giải:
Ta thấy tờ giấy ban đầu có độ dài 1 cạnh bằng 5 lần cạnh của ô vuông nhỏ.
Do đó để cắt được 1 hình vuông thì các cạnh còn lại có độ dài cũng bằng 5 lần cạnh của ô vuông nhỏ.
Vậy Rô-bốt cần cắt tờ giấy theo đoạn thẳng MN.
Chọn D.
Bài 1 luyện tập trang 60
Phương pháp giải:
– Khoảng cách nhà dế mèn đến nhà xén tóc chính bằng chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
– Khoảng cách nhà dế mèn đến nhà dế trũi chính bằng chiều dài của hình chữ nhật ABCD.
Lời giải:
Hình chữ nhật ABCD có:
Chiều rộng AD = BC = 13 dm
Chiều dài AB = DC = 20 dm
a) Khoảng cách từ nhà dế mèn đến nhà xén tóc bằng chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và bằng 13 dm.
b) Khoảng cách từ nhà dế mèn đến nhà dế trũi bằng chiều dài của hình chữu nhật ABCD và bằng 20 dm.
Bài 2 luyện tập trang 60
Phương pháp giải:
– Độ dài đoạn đường CD bằng chiều dài của hình chữ nhật CDNM.
– Đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng là 2 lần chiều rộng hình chữ nhật CDNM.
Lời giải:
a) Hình chữ nhật CDNM có chiều dài CD = MN = 2km.
Nên độ dài đoạn đường CD là 2 km.
b) Đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng là 2 lần chiều rộng hình chữ nhật CDNM và bằng 1 x 2 = 2 km.
Chọn đáp án C.
Bài 3 luyện tập trang 60
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật có 4 góc vuông và hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau để xếp 10 que tính thành hình chữ nhật.
Lời giải:
Sử dụng 10 que tính để xếp thành hình chữ nhật.
Vì hình chữ nhật gồm 2 chiều rộng và hai chiều rộng nên tổng số que tính để xếp chiều rộng và chiều rộng là:
10 : 2 = 5 (que tính)
Ta có: 5 = 1 + 4 = 2 + 3
+) Xếp thành hình chữ nhật có Chiều rộng gồm 1 que tính; Chiều dài gồm 4 que tính.
+) Xếp thành hình chữ nhật có Chiều rộng gồm 2 que tính; Chiều dài gồm 3 que tính.
Vậy ta có 2 cách xếp như vậy.
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 51, 52, 53 – Hình chữ nhật, hình vuông lớp 3
Bài 1, Tiết 2 trang 51
Phương pháp giải:
a) Xác định các hình vuông, hình chữ nhật và tô màu
b) Đếm số hình chữ nhật rồi chọn đấp án thích hợp
Lời giải:
a) Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình vuông và hình chữ nhật để nhận biết:
Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông và tứ giác CDIH là hình chữ nhật.
Ta tô màu như sau:
b) Đáp án đúng là: B
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, ta thấy trong các hình vẽ đã cho có hai hình chữ nhật là: ABCD và EGIH.
Bài 2, Tiết 2 trang 51
Phương pháp giải:
Dùng thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các cạnh.
Lời giải:
a) Hình vuông có cạnh 5 cm. Đ
b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm. S
c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm. S
Bài 3, Tiết 2 trang 52
Phương pháp giải:
Dùng gang tay và sải tay đo các đồ vật rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải:
Em tham khảo số liệu sau, kích thước thực tế của mỗi đồ vật ở mỗi địa phương có thể khác nhau.
a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng 3 sải tay.
b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng 15 gang tay.
c) Bàn học của em có chiều dài khoảng 6 gang tay.
d) Bàn học của em có chiều rộng khoảng 3 gang tay.
Bài 4, Tiết 2 trang 52
Phương pháp giải:
– Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài cạnh của viên gạch x 3
– Chiều rộng hình chữ nhật bằng độ dài cạnh của viên gạch x 2
Lời giải:
a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là 15 (Vì 5 dm x 3 = 15 dm)
b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 10 (Vì 5 dm x 2 = 10 dm)
Bài 1, Tiết 3 trang 52
Phương pháp giải:
a) Đoạn đường con kiến bò đến điểm B theo cạnh AB là chiều dài của hình chữ nhật
b) Đoạn đường con kiến bò đến điểm D theo cạnh AD là chiều rộng hình chữ nhật
c) Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng chiều dài cộng với chiều rộng
Lời giải:
a) Nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài 50
b) Nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài 20
c) Nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài 70
Bài 2, Tiết 3 trang 53
Phương pháp giải:
Đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường của Ốc sên bằng 2 lần độ dài cạnh NP.
Lời giải:
Ta thấy, đoạn đường Rùa chạy theo đường gấp khúc MQPN dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy theo cạnh MN
bằng 2 lần độ dài cạnh NP.
Vậy đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy là 100 cm.
Bài 3, Tiết 2 trang 53
Phương pháp giải:
a) Dựa vào đặc điểm của hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau.
b) Dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật có 4 góc vuông và hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau để xếp que tính thành hình chữ nhật.
Lời giải:
a) Để xếp que tính thành hình vuông (không thừa que nào)
Với 6 que tính: chỉ xếp được hình chữ nhật
Với 7 que tính: không xếp được hình vuông và hình chữ nhật nào
Với 8 que tính: xếp được 1 hình vuông với độ dài mỗi cạnh là 2 que tính
Chọn C.
b) 7 que tính giống nhau không thể xếp được hình chữ nhật.
Chọn B.
3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 107, 108, 109, 110 – Hình chữ nhật, hình vuông lớp 3
Bài 1 trang 107
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật:
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Lời giải:
Các hình chữ nhật có trong hình vẽ là:
Hình chữ nhật ABCD
Hình chữ nhật MNPQ
Bài 2 trang 108
Phương pháp giải:
a) Dùng ê ke và thước thẳng để kiểm tra, nếu hình đã cho có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau thì hình đó là hình chữ nhật.
b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật.
Lời giải:
a) Các hình ABCD và MNPQ là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
b) Hình chữ nhật ABCD có AB = CD = 30 mm; AD = BC = 15 mm
Hình chữ nhật MNPQ có MQ = NP = 30 mm; MN = PQ = 25 mm
Bài 3 trang 108
Phương pháp giải:
Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để tạo thành hình có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Lời giải:
Bài 4 trang 108
Lời giải:
Học sinh quan sát và vẽ hình theo mẫu.
Bài 5 trang 108
Lời giải:
Học sinh thực hành vẽ hình chữ nhật trên giấy có lưới ô vuông rồi cắt ra hình chữ nhật đó.
Bài 1 trang 109
Phương pháp giải:
a) Quan sát hình vẽ và dựa vào đăc điểm của hình vuông để trả lời câu hỏi.
b) Dùng thước kẻ đo độ dài mỗi cạnh của hình vuông.
Lời giải:
a) Hình vuông ABCD.
Hình vuông PQRS.
b) Hình vuông ABCD có AB = BC = CD = DA = 22 mm
Hình vuông PQRS có PQ = QR = RS = SP = 31 mm
Bài 2 trang 110
Phương pháp giải:
Dùng ê ke và thước thẳng để kiểm tra, nếu hình đã cho có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau thì đó là hình vuông.
Lời giải:
Hình ABCD là hình vuông vì có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông và 4 cạnh bằng nhau AB = BC = CD = DA.
Hình DEGH không là hình vuông vì 4 cạnh có độ dài không bằng nhau.
Bài 3 trang 110
Phương pháp giải:
Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để tạo thành hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Lời giải:
Bài 4 trang 110
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát và vẽ hình theo mẫu.
Bài 5 trang 110
Lời giải:
Học sinh thực hành vẽ hình vuông trên giấy có lưới ô vuông rồi cắt ra hình vuông đó.
4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 35, 36, Tập 2 – Hình chữ nhật, hình vuông lớp 3
Bài 1 trang 35
Phương pháp giải:
– Quan sát tranh rồi viết tên các hình chữ nhật.
– Hình chữ nhật có 4 góc vuông; 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau; 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.
Lời giải:
Quan sát tranh ta thấy: hình EGHK và hình MNPQ là hình chữ nhật.
Bài 2 trang 35
Lời giải:
Em tự thực hành vẽ hình chữ nhật theo hướng dẫn ở đề bài.
Bài 1 luyện tập trang 35
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm độ dài các cạnh của hình chữ nhật để tìm độ dài các cạnh chưa biết.
Lời giải:
Hình chữ nhật có:
+ 4 góc vuông
+ 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau
+ 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau
Quan sát hình vẽ, em thấy: Khung cửa sổ dạng hình chữ nhật, cạnh dài 150 cm, cạnh ngắn 120 cm.
Bài 1 trang 36
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức: Hình vuông có 4 góc vuông, 4 cạnh có độ dài bằng nhau.
Lời giải:
Các hình vuông là hình EGHK và hình TUVS.
Bài 1 trang 36
Lời giải:
Học sinh sử dụng giấy kẻ ô vuông rồi vẽ và trang trí hình vuông theo mẫu.
Bài 1 luyện tập trang 36
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức: Hình vuộng có 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau.
Lời giải:
Hình vuông có 4 cạnh có độ dài bằng nhau.
Vì khung cửa số có độ dài 1 cạnh là 1 m nên độ dài các cạnh còn lại của khung cửa sổ là 1 m.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Hình chữ nhật, hình vuông – Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!