Tính giá trị biểu thức lớp 3 – Giải bài tập Kết nối, Cánh diều, Chân trời

Các nội dung chính

4.3/5 - (19 bình chọn)

Bài học Tính giá trị của biểu thức lớp 3 giúp các em học sinh:

  • Làm quen với biểu thức số và nắm vững các quy tắc để tính giá trị của biểu thức.
  • Vận dụng để bài tập trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

Nào, chúng ta cùng bắt đầu với bài học thú vị này nhé!

1. Quy tắc tính giá trị biểu thức lớp 3

Biểu thức số là gì?

Trong toán học, biểu thức số bao gồm các số và các phép tính kết hợp với nhau. Khi thực hiện các phép tính đó, ta được kết quả cuối cùng gọi là giá trị của biểu thức.

3 quy tắc cần nhớ để tính giá trị của biểu thức:

  • Biểu thức chỉ có 2 phép tính là cộng trừ hoặc nhân chia thì thực hiện từ trái sang phải.
  • Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.
  • Biểu thức có dấu ngoặc () thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Tiếp theo các em hãy vận dụng các quy tắc trên để giải bài tập trong SGK nhé.

2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 104, 105, 106, 107, 108 – Tính giá trị biểu thức lớp 3

Bài 1 trang 104

Phương pháp giải:

Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

a) 27 – 7 + 30 = 20 + 30 = 50

b) 60 + 50 – 20 = 110 – 20 = 90

c) 9 x 4 = 36

Bài 2 trang 105

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị các biểu thức

Bước 2: Nối giá trị mỗi biểu thức với số thích hợp.

Lời giải:

Bài 1 luyện tập trang 106

Phương pháp giải:

– Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

– Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phài.

Lời giải:

a) 30 : 5 x 2 = 6 x 2 = 12

b) 24 + 5 x 6 = 24 + 30 = 54

c) 30 – 18 : 3 = 30 – 6 = 24

Bài 2 luyện tập trang 106

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị các biểu thức

Bước 2: Nối giá trị mỗi biểu thức với số thích hợp.

Lời giải:

40 + 20 – 15 = 60 – 15 = 45

56 – 2 x 5 = 56 – 10 = 46

40 + 32 : 4 = 40 + 8 = 48

67 – 15 – 5 = 52 – 5 = 47

Ta nối như sau:

Bài 1 hoạt động trang 107

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải:

a) 45 : (5 + 4) = 45 : 9 = 5

b) 8 x (11 – 6) = 8 x 5 = 40

c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37 = 5

Bài 2 hoạt động trang 107

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải:

(15 + 5) : 5 = 20 : 5 = 4

32 – (25 + 4) = 32 – 29 = 3

16 + (40 – 16) = 16 + 24 = 40

40 : (11 – 3) = 40 : 8 = 5

Ta nối như sau:

Bài 1 luyện tập trang 108

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị biểu thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Bước 2: So sánh kết quả rồi kết luận.

Lời giải:

5 x (6 – 2) = 5 x 4 = 20

5 x 6 – 2 = 30 – 2 = 28

(16 + 24) : 4 = 40 : 4 = 10

16 + 24 : 4 = 16 + 6 = 22

Ta có  10 < 20 < 22 < 28

Vậy biểu thức B có giá trị lớn nhất,  biểu thức C có giá trị bé nhất.

Bài 2 luyện tập trang 108

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số hộp bút màu còn lại của Mai.

Bước 2: Tính số chiếc bút màu còn lại của Mai.

Tóm tắt:

Có: 4 hộp bút màu

Mỗi hộp: 10 bút màu

Cho: 2 hộp

Còn lại: …. bút màu?

Lời giải:

Sau khi cho, Mai còn lại số hộp bút màu là

4 – 2 = 2 (hộp)

Mai còn lại số chiếc bút màu là

10 x 2 = 20 (chiếc bút)

Đáp số: 20 chiếc bút màu

Bài 3 luyện tập trang 108

Phương pháp giải:

Nhóm các số có tổng là số tròn trăm rồi thưc hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Lời giải:

123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20)

= 123 + 100

= 223

207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36)

= 207 + 100

= 307


3. VỞ BT KẾT NỐI – Bài tập trang 94, 95, 96, 97 – Tính giá trị biểu thức lớp 3

Bài 1, Tiết 1 trang 94

Phương pháp giải:

Đối với biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc biểu thức chỉ có phép nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Lời giải:

a) 162 + 29 – 18 = 191 – 18

= 173

b) 18 x 7 = 126

c) 84 : 6 = 14

Bài 2, Tiết 1 trang 94

Phương pháp giải:

Thực hiện tính giá trị biểu thức rồi nối với kết quả thích hợp.

Lời giải:

Bài 3, Tiết 1 trang 94

Phương pháp giải:

– Tính giá trị biểu thức: Với biểu thức chỉ chứa các phép tính cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải.

– So sánh và khoanh màu đỏ và màu xanh theo yêu cầu của bài toán

Lời giải:

a) 49 + 27 – 58 = 76 – 58

= 18

b) 18 x 4 = 72

c) 56 – 18 + 23 = 38 + 23

= 61

d) 93 : 3 = 31

Ta có 18 < 31 < 61 < 72

Vậy ta khoanh như sau:

Bài 1, Tiết 2 trang 95

Phương pháp giải:

Đối với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) 64 – 25 : 5 = 64 – 5

= 59

b) 15 + 4 x 9 = 15 + 36

= 51

c) 90 – 7 x 3 = 90 – 21

= 69

d) 98 + 42 : 6 = 98 + 7

= 105

Bài 2, Tiết 2 trang 95

Phương pháp giải:

– Tính giá trị biểu thức: Đối với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

– Nối biểu thức với kết quả thích hợp.

Lời giải:

92 – 26 x 3 = 92 – 78

= 14

40 – 36 : 2 = 40 – 18

= 22

87 + 48 : 6 = 87 + 8

= 95

Ta nối như sau:

Bài 3, Tiết 2 trang 95

Phương pháp giải:

– Kiểm tra cách tính giá trị biểu thức trong mỗi câu rồi điền Đ, S cho thích hợp.

– Tính giá trị biểu thức: Đối với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

Bài 4, Tiết 2 trang 95

Phương pháp giải:

Điền số thích hợp vào ô trống rồi tính giá trị biểu thức.

Lời giải:

Từ một thùng có 50 ℓ dầu, người ta đã lấy ra 3 lần, mỗi lần 10 ℓ dầu. Số lít dầu còn lại trong thùng là:

50 – 10 x 3 = 20 (ℓ)

Bài 1, Tiết 3 trang 96

Phương pháp giải:

Với biểu thức có chứa dấu ngoặc ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải:

a) 64 : (25 – 17) = 64 : 8

= 8

b) (70 – 15) : 5 = 55 : 5

= 11

c) 26 x (71 – 68) = 26 x 3

= 78

d) 50 – (50 – 10) = 50 – 40

= 10

Bài 2, Tiết 3 trang 96

Phương pháp giải:

– Tính giá trị biểu thức: Với biểu thức có chứa dấu ngoặc ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

– Nối biểu thức với kết quả thích hợp

Lời giải:

23 x (42 – 38) = 23 x 4 = 92

75 : (18 – 13) =75 : 5 = 15

(30 + 10) : 8 = 40 : 8 = 5

(48 – 21) x 3 = 27 x 3 = 81

Ta nối như sau:

Bài 3, Tiết 3 trang 96

Phương pháp giải:

– Tính giá trị biểu thức: Với biểu thức có chứa dấu ngoặc ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

– So sánh rồi chọn biểu thức có giá trị lớn nhất.

Lời giải:

72 : (16 – 8) = 72 : 8 = 9

2 x (35 – 31) = 2 x 4 = 8

80 : (3 + 5) = 80 : 8 = 10

Vạy biểu thức có giá trị lớn nhất là 80 : (3 + 5)

Chọn C.

Bài 4, Tiết 3 trang 96

Phương pháp giải:

Điền số thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải:

Số?

Trên sân có 8 con thỏ và 8 con gà. Để tính tổng số chân của 8 con thỏ và 8 con gà, ta có thể làm như sau:

Ghép 1 con thỏ và 1 con gà thành 1 cặp, được 8 cặp như vậy.

Số chân thỏ và gà ở 1 cặp là 4 + 2 = 6 (chân)

Số chân thỏ và gà ở 8 cặp là 6 x 8 = 48 (chân)

Bài 1, Tiết 4 trang 97

Phương pháp giải:

– Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước

– Với biểu thức chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

12 x (7 – 4) = 12 x 3 = 36

12 x 7 – 4 = 84 – 4 = 80

(80 + 40) : 4 = 120 : 4 = 30

80 + 40 : 4 = 80 + 10 = 90

Ta điền như sau:

a) Biểu thức có giá trị lớn nhất là biểu thức

b) Biểu thức có giá trị bé nhất là biểu thức C.

Bài 2, Tiết 4 trang 97

Phương pháp giải:

– Tìm tổng số lọ hoa Mai cắm được

– Tìm số bông hoa trong mỗi lọ = Số bông hoa ở mỗi lọ x số lọ hoa

Lời giải:

Mai cắm được số lọ hoa là

5 + 3 = 8 (lọ hoa)

Có tất cả số bông hoa trong các lọ là

10 x 8 = 80 (bông hoa)

Đáp số: 80 bông hoa.

Bài 3, Tiết 4 trang 97

Phương pháp giải:

Nhóm các số có tổng là số tròn trăm với nhau rồi thực hiện tính trong ngoặc trước.

Lời giải:

a) 476 + 70 + 30 = 476 + (70 + 30)

= 476 + 100

= 576

b) 67 + 125 + 75 = 67 + (125 + 75)

= 67 + 200

= 267

Bài 4, Tiết 4 trang 97

Phương pháp giải:

– Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước.

– So sánh rồi viết giá trị của các biểu thức đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải:

15 x (7 – 4) = 15 x 3 = 45

74 : (6 – 4) = 74 : 2 = 37

(24 + 60) : 4 = 84 : 4 = 21

Giá trị của các biểu thức đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn là:


4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 87, 88, 90, 91, 92, 94 – Tính giá trị biểu thức lớp 3

Bài 1 trang 87

Phương pháp giải:

Đọc các số và phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

 

Bài 2 trang 88

Phương pháp giải:

Quan sát các biểu thức rồi chọn cách đọc tương ứng.

Lời giải:

Bài 3 trang 88

Phương pháp giải:

Dựa vào đề bài em viết các biểu thức tương ứng.

Lời giải:

a) Hiệu của 21 trừ đi 3 là 21 – 3

b) Thương của 21 chia cho 3 là 21 : 3

c) Tổng của ba số 23, 15 và 40 là 23 + 15 + 40

d) Tích của ba số 5, 2 và 7 là 5 x 2 x 7

Bài 4 trang 88

Phương pháp giải:

Đếm số cá ở mỗi bình rồi nêu ý nghĩa của mỗi biểu thức.

Lời giải:

Bình A có 8 con cá

Bình B có 9 con cá

Bình C có 6 con cá

a) Biểu thức 8 + 9 cho biết tổng số cá ở hai bình A và B.

b) Biểu thức 8 + 6 cho biết tổng số cá ở hai bình A và C.

c) Biểu thức 8 + 9 + 6 cho biết tổng số cá ở ba bình A, B và C.

Bài 1 trang 90

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

a) 261 + 414 = 675

Giá trị của biểu thức 261 + 414 là 675

b) 595 – 17 = 578

Giá trị của biểu thức 595 – 17  là 578

c) 286 : 2 = 143

Giá trị của biểu thức 286 : 2 là 143

d) 310 x 3 = 930

Giá trị của biểu thức 310 x 3 là 930

e) 265 – 82 + 10 = 183 + 10 = 193

Giá trị của biểu thức 265 – 82 + 10 là 193

g) 21 x 4 : 2 = 84 : 2 = 41

Giái trị của biểu thức 21 x 4 : 2 là 41

Bài 2 trang 90

Phương pháp giải:

– Tính giá trị biểu thức theo quy tắc: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

– Chọn giá trị đúng với mỗi biểu thức.

Lời giải:

125 – 82 + 7 = 43 + 7 = 50

40 : 5 x 8 = 8 x 8 = 64

20 + 70 – 30 = 90 – 30 = 60

72 : 9 x 10 = 8 x 10 = 80

Ta chọn như sau:

Bài 3 trang 90

Phương pháp giải:

Em tính nhẩm rồi điền các dấu +, – để được phép tính đúng.

Lời giải:

Bài 1 trang 91

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) 7 + 43 x 2 = 7 + 86 = 93

Giá trị của biểu thức 7 + 43 x 2 là 93

b) 8 + 15 : 3 = 8 + 5 = 13

Giá trị của biểu thức 8 + 15 : 3 là 13

c) 312 x 2 – 5 = 624 – 5 = 619

Giá trị của biểu thức 312 x 2 – 5 là 619

d) 900 : 3 – 20 = 300 – 20 = 280

Giá trị của biểu thức 900 : 3 – 20 là 280

Bài 2 trang 92

Phương pháp giải:

– Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

– Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

5 x 9 – 2 = 45 – 2

= 43

80 : 8 + 30 = 10 + 30

= 40

20 + 7 x 3 = 20 + 21

= 41

72 – 6 x 10 = 72 – 60

= 12

30 : 5 x 6 = 6 x 6

= 36

115 – 72 + 9 = 43 + 9

= 52

Ta chọn như sau:

Bài 3 trang 92

Phương pháp giải:

– Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

– Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) Sai

Sửa lại:

50 + 50 x 8 = 50 + 400

= 450

b) Đúng

c) Đúng

d) Sai

Sửa lại:

300 – 100 : 5 = 300 – 20

= 280

Bài 4 trang 92

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính cân nặng của 4 bao thóc bằng cân nặng của một bao thóc nhân với 4.

Bước 2: Tìm cân nặng của 4 bao thóc và 1 bao ngô = Cân nặng của 4 bao thóc + Cân nặng của 1 bao ngô.

Tóm tắt:

1 bao thóc: 20 kg

1 bao ngô: 30 kg

4 bao thóc và 1 bao ngô: … kg?

Lời giải:

4 bao thóc cân nặng số ki-lô-gam là

20 x 4 = 80 (kg)

4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là

80 + 30 = 110 (kg)

Đáp số: 110 kg

Bài 5 trang 92

Phương pháp giải:

– Bước 1: Viết các biểu thức

– Bước 2: Tính giá trị biểu thức:

+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) 87 – 7 + 40 = 80 + 40 = 120

b) 7 x 6 – 2 = 42 – 2 = 40

Bài 1 trang 94

Phương pháp giải:

Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

Lời giải:

a) (37 – 18) + 17 = 19 + 17 = 36

Giá trị của biểu thức (37 – 18) + 17  là 36

b) 56 – (35 – 16) = 56 – 19 = 37

Giá trị của biểu thức 56 – (35 – 16)  là 37

c) (6 + 5) x 8 = 11 x 8 = 88

Giá trị của biểu thức (6 + 5) x 8 là 88

d) 36 : (62 – 56) = 36 : 6 = 6

Giá trị của biểu thức 36 : (62 – 56)  là 6

Bài 2 trang 94

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước như sau:

56 : (45 – 38) x 2 = 56 : 7 x 2

= 8 x 2

= 16

Vậy chọn đáp án C.

Bài 3 trang 94

Phương pháp giải:

Số học sinh đi ô tô to bằng số học sinh của cả đoàn trừ đi số học sinh đi xe ô tô nhỏ.

Lời giải:

a) Ta có mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, nên 2 xe ô tô nhỏ chở 7 x 2 học sinh

Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to là 54 – 7 x 2

b) Số học sinh đi xe ô tô to là

54 – 7 x 2 = 40 (học sinh)

Đáp số: a) 54 – 7 x 2

              b) 40 học sinh

Bài 4 trang 94

Phương pháp giải:

Điền dấu hoặc dấu () để được biểu thức đúng.

Lời giải:

Hoặc

a) 8 : (4 x 2) = 1

8 : (4 – 2) = 4

b) 8 + 4 : 2 = 10

Luyện tập chung trang 30, 31, 32, 33

Xem thêm: Giải bài tập luyện tập chung tại đây »


5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 32, 33, 34, 35 – Tính giá trị biểu thức lớp 3

Bài 1 trang 32

Phương pháp giải:

Em tính giá biểu thức và nói theo mẫu.

Lời giải:

a, 187 – 42 = 145

Giá trị biểu thức 187 – 42 là 145.

b, 30 : 5 = 6

Giá trị biểu thức 30 : 5 là 6.

c, 70 – 50 + 80 = 20 + 80

= 100

Giá trị của biểu thức 70 – 20 + 80 là 100.

Bài 1 luyện tập trang 32

Phương pháp giải:

Với biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Lời giải:

a, 384 + 471 = 855

b, 742 – 42 + 159 = 700 + 159

= 859

c, 2 x 4 x 5 = 8 x 5

= 40

Bài 2 luyện tập trang 32

Phương pháp giải:

Tính giá trị biểu thức rồi nối với kết quả thích hợp.

Lời giải:

Ta có: 43 + 72 = 115

75 – 28 = 47

80 + 16 – 22 = 96 – 22 = 74

Ta nối như sau:

Bài 1 trang 33

Phương pháp giải:

Đối với biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc biểu thức chỉ có phép nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.

Lời giải:

a) 82 + 13 – 76 = 95 – 76

= 19

b) 547 – 264 – 200 = 283 – 200

= 83

c) 2 x 3 x 5 = 6 x 5

= 30

d) 16 : 2 : 2 = 8 : 2

= 4

Bài 2 trang 33

Phương pháp giải:

– Tìm 4 thùng sơn đỏ nặng bao nhiêu kg = Số kg của một thùng nhân với 4

– Tổng số kg của 4 sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh = Số kg của 4 thùng sơn đỏ + Số kg của 1 thùng sơn xanh.

Tóm tắt:

Sơn đỏ nặng                               : 2 kg

Sơn xanh nặng                           : 5 kg

4 sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh : ? kg

Lời giải:

4 thùng sơn đỏ nặng số kg là

2 x 4 = 8 ( kg )

4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh nặng số kg là

8 + 5 = 13 ( kg )

Đáp số: 13 kg

Bài 1 trang 34

Phương pháp giải:

Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a) 80 – 2 x 7 = 80 – 14

= 66

b) 35 + 12 : 2 = 35 + 6

= 41

c) 45 : 5 – 9 = 9 – 9

= 0

Bài 2 trang 34

Phương pháp giải:

– Đối với biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện từ trái sang phải.

– Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

a, Ta có 70 – 15 + 35 = 55 + 35 = 90 do đó câu a đúng.

b, Ta co 50 : 5 x 2 = 10 x 2 = 20 do đó câu b đúng.

c, Ta có 8 + 2 x 5 = 8 + 10 = 18 do đó câu c sai.

Vui học trang 34

Phương pháp giải:

Để tính được số cà chua ta tính tổng số cà chua ở bên ngoài và bên trong thùng.

Lời giải:

Ta thấy trong hộp có 7 nhóm cà chua, mỗi nhóm có 5 quả.

Bên ngoài có 9 quả cà chua

Có tất cả số quả cà chua là

9 + 5 x 7 = 44 (quả)

Đáp số: 44 quả cà chua.

Bài 1 trang 35

Phương pháp giải:

Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

Lời giải:

a, 80 – (30 + 25) = 80 – 55

= 25

b, (72 – 67) x 8 = 5 x 8

= 40

c, 50 : (10 : 2) = 50 : 5

= 10

Bài 2 trang 35

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính tổng số truyện và số vở có trong một túi quà

Bước 2: Tính số quyển truyện và vở có trong 10 túi quà

Tóm tắt:

Mỗi túi : 1 quyển truyện và 4 quyển vở

10 túi           : ? quyển truyện và vở

Lời giải:

Một túi quà có số quyển truyện và quyển vở là

1 + 4 = 5 (quyển)

10 túi quà có số quyển truyện và vở là

5 x 10 = 50 (quyển)

Đáp số: 50 quyển.

Thử thách trang 35

Phương pháp giải:

Bước 1 : Tính số vỉ trứng trong một lần mua

Bước 2: Tính số vỉ trứng trong 2 lần mua

Tóm tắt:

1 lần mua : 3 vỉ trứng gà và 1 trứng vịt

2 lần mua : ? vỉ trứng

Lời giải:

Số vỉ trứng trong một lần mua là

3 + 1 = 4 (vỉ)

Số vỉ trứng trong 2 lần mua là

4 x 2 = 8 (vỉ)

Dó đó biểu thức giúp Na tính số vỉ trứng đã mua là C. (3 + 1) x 2

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Tính giá trị của biểu thức lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *