Toán lớp 3 bài Gam – Sách Kết nối, Cánh diều, Chân trời

3/5 - (2 bình chọn)

Toán lớp 3 bài Gam giúp các em học sinh hiểu về đơn vị đo khối lượng Gam và giải các bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo.

1. Đơn vị Gam là gì?

Gam là một đơn vị đo khối lượng, được viết tắt là g: 1000 g = 1 kg.


2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 87, 88 – Toán lớp 3 bài Gam

Bài 1 trang 87

Phương pháp giải:

Để xác định khối lượng các đồ vật trên đĩa cân bên phải ta tính tổng khối lượng các quả cân ở đĩa cân bên trái.

Lời giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy các cân đều ở vị trí thăng bằng nên khối lượng các vật ở hai đĩa cân bằng nhau.

a) Quả cân ở đĩa bên trái nặng 500 g nên gói đường cân nặng 500 g.

b) Gói mì chính cân nặng 100 g + 50 g = 150 g.

c) Gói hạt tiêu cân nặng 20 g + 20 g = 40 g.

d) Gói muối cân nặng 200 g + 200 g = 400 g.

Ta điền như sau:

Bài 2 trang 88

Phương pháp giải:

Bước 1: Quan sát tranh để xác định cân nặng của túi táo và gói bột mì.

Bước 2: Túi táo cân nặng hơn gói bột mì = Cân nặng của túi táo – cân nặng của gói bột mì

Túi táo và gói bột mì có cân nặng = Cân nặng của túi táo + cân nặng của gói bột mì

Lời giải:

c) Túi táo cân nặng hơn gói bột mì là 250 g.

Túi táo và gói bột mì cân nặng tất cả là 750 g.

Bài 1 luyện tập trang 88

Phương pháp giải:

Thực hiện tính kết quả phép tính rồi viết kí hiệu đơn vị gam sau kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

a) 740 g – 360 g = 380 g

b) 15 g x 4 = 60 g

Bài 2 luyện tập trang 88

Phương pháp giải:

Quan sát tranh rồi nối mỗi con vật với cân nặng thích hợp.

Lời giải:


3. VỞ BT KẾT NỐI: bài tập trang 78,79 – Toán lớp 3 bài Gam

Bài 1 trang 78

Phương pháp giải:

Quan sát tranh để xác định cân nặng trong mỗi trường hợp.

Lời giải:

a) Ba quả cam cân nặng 550 g

b) Hộp sữa cân nặng 600 g

c) Gói mì chính cân nặng 120 g

d) Gói bột canh cân nặng 300 g

Bài 2 trang 79

Phương pháp giải:

Quan sát bức tranh rồi điền cân nặng thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải:

a) Túi táo cân nặng 750 g

b) Gói bột mì cân nặng 500 g

c) Gói bột mì nhẹ hơn túi táo là 250 g

Bài 3 trang 79

Phương pháp giải:

Thực hiện các phép tính rồi viết số kết quả thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải:

a) 250 g + 180 g = 430 g b) 8 g x 9 = 72 g
   430 g – 250 g = 180 g     72 g : 9 = 8 g
   430 g – 180 g = 250 g     72 g : 8 = 9 g

 Bài 4 trang 79

Phương pháp giải:

– Đổi 1 kg = 1 000 g

– Tính tổng số gam đường mẹ đã lấy ra hai lần

– Tìm số gam đường còn lại

Tóm tắt:

Có: 1 kg

Lấy lần 1: 150 g

lấy lần 2: 200 g

Còn lại: ? g

Lời giải:

Đổi: 1 kg = 1 000 g

Mẹ đã lấy ra số gam đường là

150 + 200 = 350 (g)

Trong lọ còn lại số gam đường là

1 000 – 350 = 650 (g)

Đáp số: 650 g đường

 


4. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 34, 35 – Toán lớp 3 bài Gam

Bài 1 trang 34

Phương pháp giải:

Để tìm khối lượng của mỗi túi ta tính tổng khối lượng các quả cân trên đĩa bên phải hoặc đọc số ghi trên mỗi chiếc cân.

Lời giải:

a) Túi thứ nhất cân nặng số gam là 100 g + 20 g + 10 g = 130 g

Túi thứ hai câng nặng 450 g.

Túi thứ ba cân nặng 820 g.

b) Ta có 130 g < 450 g < 820 g

Vậy túi thứ ba nặng nhất.

Bài 2 trang 35

Phương pháp giải:

a) Áp dụng cách đổi 1 kg = 1 000g

b) Thực hiện phép tính với các số rồi viết đơn vị gam sau kết quả vừa tìm được.

Lời giải:

a)

1 kg = 1000 g 1000g = 1kg

b)

365 g + 400 g = 756 g 8 g x 6 = 48 g
1000 g – 500 g = 500 g 30 g : 5 = 6 g

Bài 3 trang 35

Phương pháp giải:

Cân nặng của quả đu đủ thứ hai = Cân nặng của quả đu đủ thứ nhất – 100 g

Tóm tắt:

Quả thứ nhất: 1 kg

Quả thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất: 100 g

Quả thứ hai: …. g?

Lời giải:

Đổi 1 kg = 1 000 g

Quả đu đủ thứ hai cân nặng số gam là

1 000 – 100 = 900 (g)

Đáp số: 900 g

Bài 4 trang 35

Phương pháp giải:

Quan sát bức tranh rồi điền đơn vị g hoặc kg thích hợp cho mỗi vật.

Lời giải:

Bài 5 trang 35

Phương pháp giải:

Em ước lượng cân nặng một số đồ vật rồi dùng cân để kiểm tra lại.

Lời giải:

Em tham khảo cân nặng một số đồ vật sau:

Ước lượng: Hộp bút cân nặng khoảng 200 gam.

Kiểm tra: Hộp bút cân được 250 gam.


5. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 22, 23 – Toán lớp 3 bài Gam

Bài 1 trang 22

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh rồi xác định cân nặng của mỗi vật có trong hình vẽ.

Lời giải:

Bài 2 trang 22

Phương pháp giải:

Nâng và đọc số đo ở các quả cân.

Lời giải:

Học sinh tự thực hành.

Bài 3 trang 22

Phương pháp giải:

Em tự thực hành rồi ghi chép lại.

Bài 1 luyện tập trang 23

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức 1 kg = 1 000g.

Lời giải:

a) 2 kg = 2 000 g b) 3 000 g = 3 kg c) 1 kg 400 g = 1 400 g
   5 kg = 5 000 g     7 000 g = 7 kg    2 500 g = 1 kg 500 g

Bài 2 luyện tập trang 23

Phương pháp giải:

Quan sát tranh và điền g hay kg cho thích hợp.

Lời giải:

Bài 3 luyện tập trang 23

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh để tìm cân nặng của 5 hộp sữa

b) Muốn tìm cân nặng 1 hộp sữa ta lấy cân nặng 5 hộp sữa chia cho 5.

Lời giải:

Ta thấy cân nặng của quả cân 1 kg bằng câng nặng của 5 hộp sữa và quả cân 100g.

Đổi 1 kg = 1 000 g.

a) 5 hộp sữa có cân nặng 900 (vì 1 000 g – 100 g = 900 g)

b) 1 hộp sữa cân nặng 180 (vì 900 g : 5 = 180 g)

Bài 4 luyện tập trang 23

Phương pháp giải:

Cân nặng cả hộp sữa = Cân nặng của lượng sữa + Cân nặng vỏ hộp sữa.

Tóm tắt:

Lượng sữa: 380 g

Vỏ hộp: 52 g

Cả hộp sữa: … ?g

Lời giải:

Cả hộp sữa cân nặng số gam là:

380 + 52 = 432 (g)

Đáp số: 432 g.

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về đơn vị Gam Toán lớp 3. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *