Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (bảng trừ qua 10)

5/5 - (2 bình chọn)

Bảng trừ lớp 2 giúp các em học sinh rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh, hình thành phản xạ tính toán để học tốt môn toán lớp 2. Trong bài học này, Apanda xin giới thiệu đến ba mẹ và con bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20. Làm thế nào để học tốt Bảng trừ lớp 2? Hãy cùng Apanda xem video và giải bài tập SGK KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.

1. Video học thuộc bảng trừ lớp 2

Bảng trừ lớp 2 còn gọi là bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 hay bảng trừ qua 10. Để giúp con làm quen với bảng trừ lớp 2, ba mẹ cho con xem video dưới đây và đọc theo. Vừa học vừa chơi sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú và ghi nhớ nhanh hơn.

Các phép tính có nhớ là điều đơn giản đối với người lớn chúng ta, nhưng với các học sinh lớp 2 thì phải học thuộc lòng và luyện tập để hiểu bài và ghi nhớ lâu. Sau đây, Apanda giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập về Bảng cộng lớp 2 trong SGK.


2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 48, 49 – Bảng trừ lớp 2

Bài 1 trang 48

Phương pháp giải:

Tính nhẩm các phép tính dựa vào bảng trừ (qua 10) rồi điền kết quả.

Lời giải:

11 – 6 = 5 13 – 8 = 5 16 – 7 = 9
14 – 7 = 7 15 – 6 = 9 17 – 9 = 8

Bài 2 trang 48

Phương pháp giải:

  • Tìm kết quả của các phép tính ghi trên các đèn ông sao dựa vào bảng trừ (qua 10).
  • So sánh các kết quả để tìm số bé nhất trong các số đó.

Lời giải:

Ta có:

13 – 4 = 9                  15 – 7 = 8

12 – 8 = 4                  11 – 5 = 6

Vậy bạn nữ cầm đèn ông sao ghi phép tính có kết quả bé nhất (12 – 8 = 4).

Bài 3 trang 48

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng trừ (qua 10) để xác định số cần điền vào dấu ? của mỗi phép tính để được hiệu bằng 7.

Lời giải:

12 – ? = 7: số phải tìm là 5 vì 12 – 5 = 7

13 – ? = 7: số phải tìm là 6 vì 13 – 6 = 7

14 – ? = 7: số phải tìm là 7 vì 14 – 7 = 7

15 – ? = 7: số phải tìm là 8 vì 15 – 8 = 7

16 – ? = 7: số phải tìm là 9 vì 16 – 9 = 7

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 1 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

Tính nhẩm các phép tính dựa vào bảng trừ (qua 10) rồi điền kết quả.

Lời giải:

13 – 6 = 7 11 – 2 = 9 16 – 8 = 8
15 – 7 = 8 14 – 5 = 9 18 – 9 = 9
12 – 4 = 8 17 – 8 = 9 12 – 3 = 9

 Bài 2 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

– Với phép tính ở hàng thứ nhất: thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

– Với phép tính ở hàng thứ hai: tính nhẩm các phép tính dựa vào bảng trừ (qua 10).

Lời giải:

a) 14 – 4 – 3 = 10 – 3 = 7

14 – 7 = 7

b) 12 – 2 – 6 = 10 – 6 = 4

12 – 8 = 4

c) 16 – 6 – 3 = 10 – 3 = 7

16 – 9 = 7

 Bài 3 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

– Xác định số bạn và số quả bóng, tóm tắt bài toán.

– Vì mỗi bạn lấy một quả nên có 9 bạn lấy được 9 quả bóng. Để tìm số bạn không lấy được bóng ta lấy số bạn trừ đi số bạn lấy được bóng.

Tóm tắt:

Có: 12 bạn, 9 quả bóng

Mỗi bạn lấy 1 quả

Không lấy được bóng: ? bạn

Lời giải:

Vì mỗi bạn lấy một quả nên có 9 bạn lấy được bóng.

Số bạn không lấy được bóng là:

12 – 9 = 3 (bạn)

Đáp số: 3 bạn.

Bài 4 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

  • Tính nhẩm kết quả các phép tính trừ.
  • So sánh các số và điền dấu thích hợp.

Lời giải:


3. SÁCH CÁNH ĐIÊU: Bài tập trang 36, 37 – Bảng trừ lớp 2

Bài 1 trang 36

Phương pháp giải:

Tính nhẩm dựa vào bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi điền kết quả.

Lời giải:

14 – 5 = 9 15 – 6 = 9 11 – 4 = 7 11 – 3 = 8
13 – 7 = 6 16 – 8 = 8 18 – 9 = 9 14 – 8 = 6

Bài 2 trang 36

Phương pháp giải:

Tìm kết quả của các phép tính trừ trên lưng mỗi chú kiến rồi chọn kết quả.

Lời giải:

14 – 7 = 7 13 – 6 = 7 11 – 6 = 5 11 – 5 = 6
11 – 7 = 4 10 – 6 = 4 12 – 6 = 6

Bài 3 trang 37

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 để điền nốt các phép tính còn thiếu vào ô trống.

Lời giải:

Lưu ý: Thứ tự các phép tính có thể khác nhau nên mỗi học sinh có thể tùy chọn cách viết thứ tự các phép tính còn thiếu.

Bài 4 trang 37

Phương pháp giải:

Để tìm số quả gấc chưa chín ta lấy tất cả số quả gấc trừ đi số quả đã chín, thực hiện phép tính 13 – 7 và điền kết quả.

Lời giải:

Phép tính: 13 – 7 = 6.

Trả lời: Giàn gấc nhà bà Nga còn 6 quả chưa chín.


4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 67, 68, 69, 70 – Bảng trừ lớp 2

Bài 1 trang 67

Phương pháp giải:

Các em chơi trò chơi theo hướng dẫn của đề bài.

Lời giải:

Ví dụ mẫu:

a) Đầu tiên, bạn A che một ô trong bảng trừ như sau:

Tiếp theo, bạn B nói phép tính trừ bị che là: 17 – 9.

Đổi vai cho nhau, bạn B lại che hai ô trong bảng trừ như sau:

Khi đó, bạn A nói phép tính trừ bị che là: 16 – 8 và 16 – 9.

b) Bạn A nói: “Viết các phép tính trừ có hiệu là 7.”

Bạn B viết: 11 – 4; 12 – 5; 13 – 6; 14 – 7; 15 – 8; 16 – 9;

Đổi vai cho nhau:

Bạn B nói: “Viết các phép tính trừ có hiệu là 4.”

Bạn A viết: 11 – 7; 12 – 8; 13 – 9.

Bài 1 luyện tập trang 68

Phương pháp giải:

Em tự tính nhẩm theo cách đã học hoặc dựa vào bảng trừ

Lời giải:

11 – 4 = 7 18 – 9 = 9 15 – 6 = 9 12 – 4 = 8
13 – 8 = 5 14 – 7 = 7 16 – 9 = 7 17 – 8 = 9

Bài 2 luyện tập trang 68

Phương pháp giải:

  • Quan sát hình vẽ để tìm số chấm tròn màu xanh da trời và số chấm tròn màu xanh lá cây rồi viết các phép cộng theo mẫu.
  • Sau đó, viết các phép trừ dựa vào phép cộng vừa viết.

Lời giải:

Trên hình vẽ có 7 chấm tròn màu xanh da trời và 5 chấm tròn màu xanh lá cây.

Do đó, ta viết các phép tính như sau:

Bài 3 luyện tập trang 68

Phương pháp giải:

– Tính nhẩm các phép tính cộng ở hàng thứ nhất.

– Viết các phép trừ dựa vào phép cộng vừa viết ở trên.

Lời giải:

9 + 7 = 16 8 + 3 = 11 6 + 7 = 13
16 – 7 = 9 11 – 3 = 8 13 – 6 = 7
16 – 9 = 7 11 – 8 = 3 13 – 7 = 6

Bài 4 luyện tập trang 68

Phương pháp giải:

Để tìm số bạn còn lại trên xe ta lấy số bạn lúc đầu ở trên xe trừ đi số bạn xuống xe, thực hiện phép tính trừ 12 – 3 và điền kết quả.

Lời giải:

Thực hiện phép tính: 12 – 3 = 9

Trả lời: Trên xe còn lại 9 bạn.

Bài 5 luyện tập trang 69

Phương pháp giải:

Quan sát mẫu ta thấy mỗi số ở hàng trên bằng tổng của hai số liền nhau ở hàng dưới. Đồng thời, số còn thiếu ở hàng dưới bằng số ở hàng trên trừ đi số đã biết ở hàng dưới.

Lời giải:

+) Với hình bên trái:

Số cần điền vào ? bên trái hàng thứ 2 là: 5 + 2 = 7

Số cần điền vào ? bên phải hàng thứ 2 là: 2 + 6 = 8.

Khi đó ta có:

Số cần điền vào ? là: 7 + 8 = 15.

Ta có kết quả như sau:

+) Với hình bên phải:

Số cần điền vào ? ở hàng thứ hai là: 19 – 13 = 6.

Số cần điền vào ? bên phải ở hàng dưới cùng là:  13 – 7 = 6.

Khi đó ta có:

Số cần điền vào ? là: 6 – 6 = 0.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 6 luyện tập trang 69

Phương pháp giải:

  • Tìm tổng của hai số đã biết trong cùng một hàng hoặc cùng một cột.
  • Dựa vào điều kiện tổng của ba số bằng 15 để tìm số còn lại và điền vào ô.
  • Thực hiện lần lượt để điền tất cả các ô còn thiếu.

Lời giải:

Ta đánh số các cột như sau:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (3):

Ta có: 2 + 9 + ? = 15, hay 11 + ? = 15, do đó ? = 4.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (5):

Ta có: 7 + 7 + ? = 15, hay 14 + ? = 15, do đó ? = 1.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (6):

Ta có: 7 + ? + 3 = 15, hay 10 + ? = 15, do đó ? = 5.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (7):

Ta có: 3 + ? + 1 = 15, hay 4 + ? = 15, do đó ? = 11.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở hàng cuối cùng của cột (9):

Ta có: 1 + 8 + ? = 15, hay 9 + ? = 15, do đó ? = 6.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở hàng trên cùng của cột (9):

Ta có: ? + 0 + 8 = 15, hay ? + 8 = 15, do đó ? = 7.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (11):

Ta có: 8 + 4 + ? = 15, hay 12 + ? = 15, do đó ? = 3.

Khi đó ta có:

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (4):

Ta có: 5 + ? + 1 = 15, hay 6 + ? = 15, do đó ? = 9.

– Tìm số cần điền vào dấu ? ở cột (9):

Ta có: 7 + ? + 6 = 15, hay 13 + ? = 15, do đó ? = 2.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 7 luyện tập trang 69

Phương pháp giải:

Tìm kết quả của các phép tính trên thuyền và so sánh với 5. Thuyền nào có kết quả khác 5 thì thuyền đó đậu sai bến.

Lời giải:

a) Ta có:

12 – 7 = 5                       14 – 9 = 5

11 – 6 = 5                       13 – 7 = 6

Vậy thuyền đậu sai bến là thuyền D.

Bài 8 luyện tập trang 69

Phương pháp giải:

  • Tìm kết quả các phép tính ở hai vế rồi so sánh với nhau.
  • Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

Lời giải:

Bài 9 luyện tập trang 70

Phương pháp giải:

Tìm kết quả của mỗi phép tính và nối với số tương ứng ở trên ghế.

Lời giải:

Ta có:

13 – 5 = 8                          13 – 3 = 10

13 – 7 = 6                          13 – 9 = 4

Vậy ta tìm được ghế của mỗi bạn như sau:

Thử thách trang 70

Phương pháp giải:

Quan sát hình đã cho ta thấy số cúc áo ở hai ô liền nhau hơn (hoặc kém) nhau 4 cái. Do đó, ta tìm được số cái cúc áo ở sau rổ len dựa vào số cúc áo ở 2 ô ở bên cạnh.

Lời giải:

Ta đánh số các ô như sau:

Ta thấy ô thứ nhất có 19 cái cúc áo, ô thứ hai có 15 cái cúc áo, ô thứ ba có 11 cái cúc áo.

Mà: 19 – 15 = 4 ;       15 – 11 = 4.

Vậy hai ô liền nhau hơn (hoặc kém) nhau 4 cái cúc áo.

Số cái cúc áo ở ô thứ tư là:

11 – 4 = 7 (cái)

Vậy hình phía sau rổ len có 7 cái cúc áo.

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Bảng trừ lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *