Bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 (bảng cộng qua 10)

4/5 - (2 bình chọn)

Bảng cộng, bảng trừ là những công cụ giúp các em học sinh thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng. Làm thế nào để học tốt bảng cộng lớp 2? Hãy cùng Apanda xem video về bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng giải bài tập SGK KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.

1. Video học thuộc bảng cộng lớp 2

Bảng cộng lớp 2 còn gọi là bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 hay bảng cộng qua 10. Để giúp con làm quen với bảng cộng lớp 2, ba mẹ cho con xem video dưới đây và đọc theo. Vừa học vừa chơi sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú và ghi nhớ nhanh hơn.

Cách hiệu quả nhất để ghi nhớ bảng cộng lớp 2 là học theo video và thực hành giải bài tập. Sau đây, Apanda giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập về Bảng cộng lớp 2 trong SGK.


2. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 33, 34, 35 – Bảng cộng lớp 2

Bài 1 trang 33

Phương pháp giải:

Tính nhẩm dựa vào bảng cộng (qua 10) và điền kết quả.

Lời giải:

9 + 5 = 14 8 + 3 = 11 7 + 7 = 14
6+ 6 = 12 7 + 6 = 13 9 + 4 = 13

Bài 2 trang 34

Phương pháp giải:

  • Dựa vào bảng cộng để tính nhẩm các phép tính ở mèo.
  • Tìm kết quả mỗi phép tính đó trùng với số nào ở cá rồi nối mèo với cá tương ứng.

Lời giải:

Ta có:  9 + 3 = 12 ; 8 + 9 = 17.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 3 trang 34

Phương pháp giải:

– Dựa vào bảng cộng để tính nhẩm kết quả các phép tính ở mỗi đèn lồng để tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.

– So sánh kết quả ở các đèn lồng màu đỏ để tìm phép tính có kết quả lớn nhất, bé nhất.

Lời giải:

a) Ta có:

7 + 5 = 12 ;  9 + 5 = 14 ;   4 + 8 = 12 ;

6 + 5 = 11 ;  9 + 3 = 12 ;   8 + 7 = 15 .

Mà: 12 = 12 = 12.

Vậy các đèn lồng ghi 7 + 5, 4 + 8, 9 + 3 có kết quả bằng nhau.

b) Các phép tính ở đèn lồng màu đỏ là: 7 + 5 ; 4 + 8 ; 6 + 5 ; 8 + 7.

Dựa vào câu a ta có:

7 + 5 = 12;        4 + 8 = 12;

6 + 5 = 11;        8 + 7 = 15.

So sánh các kết quả ta có: 11 < 12 < 15.

Vậy đèn lồng ghi ghép tính 8 + 7 có kết quả lớn nhất; đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất.

Bài 1 luyện tập trang 34

Phương pháp giải:

– Áp dụng: số hạng + số hạng = tổng.

– Tính nhẩm kết quả các phép cộng dựa vào bảng cộng (qua 10) rồi điền kết quả vào bảng.

Lời giải:

Bài 2 luyện tập trang 34

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả từng phép tính theo chiều mũi tên (từ trái sang phải).

Lời giải:

Ta có:

a) 8 + 6= 14 ; 14 – 4 = 10.

b) 5 + 9 = 14; 14 + 4 =18; 18 – 8 = 10.

Vậy ta điền kết quả như sau:

Bài 3 luyện tập trang 35

Phương pháp giải:

  • Tính nhẩm kết quả phép cộng trên mỗi chú gấu dựa vào bảng cộng (qua 10)
  • Tìm kết quả mỗi phép tính đó trùng với số nào ở tổ ong rồi nối với gấu tương ứng.

Lời giải:

Ta có: 9 + 4 = 13 ;  8 + 7 = 15.

Vậy ta có kết quả như sau:

Bài 4 luyện tập trang 35

Phương pháp giải:

  • Tính nhẩm kết quả các phép tính ở hai vế dựa vào bảng cộng (qua 10)
  • So sánh kết quả hai vế rồi điền dấu

Lời giải:

Bài 5 luyện tập trang 35

Phương pháp giải:

– Đọc kĩ đề bài để xác định số người trong ca-bin thứ nhất và số người trong ca-bin thứ hai.

– Muốn tìm số người trong hai ca-bin ta lấy số người trong ca-bin thứ nhất cộng với số người trong ca-bin thứ hai.

Tóm tắt:

Ca-bin thứ nhất: 7 người

Ca-bin thứ hai  : 8 người

Hai ca-bin       : … người?

Lời giải:

Hai ca-bin có tất cả số người là:

7 + 8 = 15 (người)

Đáp số: 15 người.


3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 24, 25 – Bảng cộng lớp 2

Bài 1 trang 24

Phương pháp giải:

Tính nhẩm các phép tính dựa vào bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi điền kết quả.

Lời giải:

 

Bài 2 trang 25

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 để viết các phép tính còn thiếu.

Lời giải:

Lưu ý: Thứ tự các phép tính còn thiếu có thể khác nhau nên học sinh có thể tùy chọn cách sắp xếp các phép tính còn thiếu vào ô trống.

Bài 3 trang 25

Phương pháp giải:

Để tìm tất cả số cây na và cây xoài ta lấy số cây na cộng với số cây xoài rồi viết phép tính cộng.

Lời giải:

Phép tính: 7 + 9 = 16

Trả lời: Vườn nhà Tùng có tất cả 16 cây na và cây xoài.


4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 46, 47, 48, 49 – Bảng cộng lớp 2

Bài 1 trang 46

Phương pháp giải:

Các em chia thành các cặp để chơi trò chơi theo hướng dẫn của đề bài.

Lời giải:

Ví dụ mẫu:

a) Bạn A có thể che một ô trong bảng cộng như sau:

Sau đó, bạn B nói phép tính cộng bị che là: 3 + 9.

Đổi vai cho nhau: bạn B che hai ô trong bảng cộng như sau:

Bạn A nói phép tính cộng bị che là: 4 + 8 và 4 + 9.

b) Đầu tiên, bạn A nói: “Viết các phép tính cộng có tổng là 12”

Bạn B viết: 9 + 3 ;   8 + 4 ;   7 + 5;   6 + 6;  5 + 7;   4 + 8 ;  9 + 3.

Đổi vai cho nhau:

Bạn B nói: “Viết các phép tính cộng có tổng là 15”

Bạn A viết: 9 + 6 ;   8 + 7 ;   7 + 8;   6 + 9.

Bài 1 luyện tập trang 47

Lời giải:

8 + 3 = 11 9 + 5 = 14 4 + 9 = 13
4 + 7 = 12 6 + 7 = 13 5 + 8 = 13

Bài 2 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

a) Đếm số con chim non trong mỗi tổ chim rồi cộng các kết quả lại với nhau.

b) Thực hiện các phép cộng theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

a) Số con chim non trong các tổ chim theo thứ tự từ trái sang phải là: 8 con, 4 con và 3 con.

Có tất cả số con chim non là:

8 + 4 + 3 = 15 (con)

b)

3 + 7 + 6 = 10 + 6 = 16

6 + 5 + 4 = 11 + 4 = 15

7 + 4 + 5 = 11 + 5 = 16

2 + 6 + 9 = 8 + 9 = 17

Bài 3 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

Dựa vào ví dụ mẫu ta thấy số mà mỗi con vật che bằng tổng của hai số kề nhau trong vòng tròn.

Lời giải:

Ta có:

5 + 7 = 12 ;  7 + 9 = 16;   9 + 5 = 14

6 + 5 = 11;  5 + 8 = 13;    8 + 6 = 14

Vậy ta điền kết quả như sau:

Bài 4 luyện tập trang 47

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng cộng để điền số hạng còn thiếu vào phép tính.

Lời giải:

7 + 4 = 11 9 + 3 = 12
6 + 7 = 13 8 + 8 = 16

Bài 5 luyện tập trang 48

Phương pháp giải:

Thực hiện phép tính ở vế trái rồi so sánh với số ở vế phải.

Lời giải:

Bài 6 luyện tập trang 48

Phương pháp giải:

– Thực hiện phép tính ở vế phải: 7 + 2 = ? ; 8 + 3 = ?

– Thay bọ rùa bằng các số 1, 2, 3 và thực hiện phép tính ở vế trái rồi so sánh với kết quả ở vế phải để tìm được số thích hợp thay bọ rùa.

Lời giải:

+) Hàng thứ nhất

Ta có: 7 + 2 = 9 ;

7 + 1 = 8;  7 + 2 = 9;  7 + 3 = 10.

Mà: 8 < 9; 9 = 9;  10 > 9.

Vậy ta thay bọ rùa bằng số 1.

+) Hàng thứ hai

Ta có: 8 + 3 = 11 ;

9 + 1 = 10;  9 + 2 = 11;  9 + 3 = 12.

Mà: 10 < 11; 11 = 11;  12 > 11.

Vậy ta thay bọ rùa bằng số 3.

Bài 7 luyện tập trang 48

Phương pháp giải:

– Tính tổng hai số trên mỗi tấm bìa, sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

– Đổi chỗ hai tấm bìa dựa vào kết quả bên trên.

Lời giải:

Ta có:

9 + 7 = 16;                 9 + 6 = 15;

9 + 5 = 14;                 9 + 8 = 17.

Mà: 14 < 15 < 16 < 17.

Vậy để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn ta đổi chỗ hai tấm bìa ghi phép tính 9 + 7 và 9 + 5 như sau:

Bài 8 luyện tập trang 48

Phương pháp giải:

Tính tổng hai số ở mỗi thuyền nếu khác với số ở bến đó thì thuyền đậu sai.

Lời giải:

a) Ta có: 8 + 5 = 13; 6 + 7 = 13;

8 + 6 = 14;  4 + 9 = 13.

Vậy thuyền đậu sai bến là thuyền C.

b) Ta có: 6 + 8 = 14; 7 + 7 = 14;

5 + 9 = 14;  5 + 8 = 13.

Vậy thuyền đậu sai bến là thuyền D.

Bài 9 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

a) Dùng thước để đo từng đoạn đường mà mỗi bạn sên phải bò. Sau đó, cộng các đoạn đường với nhau để tìm quãng đường mà mỗi bạn sen phải bò.

b) Đổi 1 dm = 10 cm để so sánh với quãng đường mỗi bạn phải bò.

Lời giải:

a) Dùng thước thẳng để đo từng đoạn đường mà Sên Hồng phải bò ta có kết quả như sau:

Quãng đường Sên Hồng phải bò từ nhà mình đến nhà Bọ Rùa là:

2 cm + 3 cm + 8 cm = 13 cm

Dùng thước thẳng để đo từng đoạn đường mà Sên Xanh phải bò ta có kết quả như sau:

Quãng đường Sên Xanh phải bò từ nhà mình đến nhà Bọ Rùa là:

2 cm + 8 cm = 10 cm

b) Đổi: 1 dm = 10 cm.

Mà:  13 cm > 10 cm ;  10 cm = 10 cm.

Vậy: Quãng đường Sên Hồng phải bò từ nhà mình đến nhà Bọ Rùa lớn hơn 1 dm.

Quãng đường Sên Xanh phải bò từ nhà mình đến nhà Bọ Rùa bằng 1 dm.

Bài 10 luyện tập trang 49

Phương pháp giải:

Để tìm được số bạn kiến ở ngoài sân và trong nhà, ta lấy số bạn kiến chơi ngoài sân cộng với số bạn kiến chơi trong nhà.

Lời giải:

Phép tính : 4 + 7 = 12

Trả lời: Có tất cả 12 bạn kiến.

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về bảng cộng lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *