Phép chia hết và phép chia có dư

5/5 - (2 bình chọn)

Trong phép chia lớp 3, ngoài bảng cửu chương chia từ 2 đến 9, chúng ta còn được học về phép chia hết và phép chia có dư. Phép chia có dư là gì? Bài tập về phép chia lớp 3 gồm những dạng nào? Đó là những vấn đề mà ba mẹ cần tìm hiểu để giúp con nắm vững kiến thức về chủ đề này. Nào, chúng ta hãy cùng Apanda bắt đầu bài học ngay nhé!

1.  Nhận biết phép chia có dư và số dư trong phép chia lớp 3

Những kiến thức quan trọng về phép chia lớp 3 mà con cần nắm trong bài học này là:

  • Nhận biết và phân biệt phép chia hết và phép chia có dư.
  • Nhận biết số dư luôn nhỏ hơn số chia.

Cụ thể hơn, ba mẹ hãy cùng con tham khảo 2 ví dụ dưới đây.

Ví dụ 1: Có 8 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy hình vuông?

 

Ví dụ 2: Có 9 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy hình vuông? Còn dư mấy hình vuông?

 

Từ 2 ví dụ trên, ba mẹ hãy giúp con phân biệt phép chia hết và phép chia có dư:

Khi thực hiện phép chia nếu số dư bằng 0 thì đó là phép chia hết.

Nếu số dư khác 0 thì đó là phép chia có dư. Đồng thời, số dư luôn nhỏ hơn số chia.

Để giúp con vận dụng lý thuyết của bài học, ba mẹ cho con tìm hiểu thêm ví dụ tương tự sau.

Ví dụ 3: Viết phép chia để giải bài toán:

a) Có 6 quả táo, chia đều vào 2 rổ. Hỏi mỗi rổ có mấy quả táo?

b) Có 7 quả táo, chia đều vào 2 rổ. Hỏi mỗi rổ có mấy quả táo và dư mấy quả táo?

Tiếp theo, ba mẹ cho con giải các bài tập về phép chia lớp 3 trong SGK để con hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

2. Hướng dẫn giải bài tập phép chia lớp 3 trong SGK Toán lớp 3

Bài tập về phép chia hết và phép chia có dư gồm các dạng sau đây:

  • Dạng 1: Tìm thương và số dư trong phép chia.
  • Dạng 2: Đặt tính rồi thực hiện phép chia.
  • Dạng 3: Giải bài toán có lời văn.

Dưới đây, Apanda giới thiệu đến phụ huynh và học sinh hướng dẫn giải bài tập phép chia lớp 3 trong SGK:

  • Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Cánh diều
  • Chân trời sáng tạo

2.1. Giải bài tập phép chia hết và phép chia có dư trang 73, 74 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1 trang 73 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Bài 2 trang 73 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp giải:

Thực hiện các phép chia để xác định cách chia táo của bạn nào cho ta phép chia hết, cách chia nào cho ta phép chia có dư.

Lời giải:

Vậy cách chia táo của bạn nam cho ta phép chia hết, cách chia táo của bạn nữ và Rô-bốt cho ta phép chia có dư.

Bài 1 luyện tập trang 74 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp giải:

a) Thực hiện phép chia được ghi ở các chậu cây A, B, C, D.

b) Dựa vào kết quả ở câu a nêu tên chậu cây ghi phép chia có số dư là 3.

Lời giải:

a)

b) Dựa vào câu a ta thấy chậu cây B ghi phép chia có số dư là 3.

Bài 2 luyện tập trang 74 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện phép chia được ghi ở các bông hoa.

Bước 2: Nối mỗi phép tính với số dư tương ứng.

Lời giải:

17 : 2 = 8 (dư 1) 41 : 6 = 6 (dư 5)
19 : 7 = 2 (dư 5) 19 : 5 = 3 (dư 4)
34 : 6 = 5 (dư 4) 16 : 6 = 2 (dư 4)

 Ta nối như sau:

Bài 3 luyện tập trang 74 – Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp giải:

Số rổ cá = Số con cá : Số cá trong mỗi rổ

Tóm tắt:

8 con cá: 1 rổ

56 con cá: … rổ?

Lời giải:

Số rổ cá Rô-bốt chia được là:

56 : 8 = 7 (rổ cá)

Đáp số: 7 rổ cá.

2.2. Giải bài tập phép chia hết và phép chia có dư trang 74 – Toán lớp 3 Cánh diều

Bài 1 trang 74 – Toán lớp 3 Cánh diều

Lời giải:

Bài 2 trang 74 – Toán lớp 3 Cánh diều

Lời giải:

4 : 4 = 1 8 : 4 = 2
5 : 4 = 1 (dư 1) 9 : 4 = 2 (dư 1)
6 : 4 = 1 (dư 2) 10 : 4 = 2 (dư 2)
7 : 4 = 1 (dư 3) 11 : 4 = 2 (dư 3)

Bài 3 trang 74 – Toán lớp 3 Cánh diều

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện phép chia 14 : 4 để tìm thương và số dư.

Bước 2: Xác định số chuyến thuyền để chở hết số khách sang sông.

Lời giải:

Ta có:

14 : 4 = 3 (dư 2)

Nếu dùng 3 chuyến để chở khách thì còn dư 2 người.

Vậy cần ít nhất 4 chuyến để chở hết số khách đó sang sông.

Đáp số: 4 chuyến.

2.3. Giải bài tập phép chia hết và phép chia có dư trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Phương pháp giải:

Bước 1: Đếm số chấm tròn ở mỗi hình để xác định số bị chia.

Bước 2: Đặt tính và thực hiện phép chia cho 4.

Lời giải:

Bài 1 luyện tập trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

a)

b)

Bài 2 luyện tập trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Phương pháp giải:

Đặt tính và thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

a)

b)

Bài 3 luyện tập trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Phương pháp giải:

Lấy số cái bánh để xếp vào hộp chia cho số bánh mỗi hộp ta được:

  • Thương của phép chia chính là số hộp bánh.
  • Số dư chính là số bánh còn dư.

Lời giải:

Ta có:

Ta điền như sau:

Số cái bánh để xếp vào hộp Số bánh mỗi hộp Số hộp bánh Số bánh còn dư
19 2 9 1
19 5 4 4
19 4 3 3

Vui học trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Phương pháp giải:

Bước 1: Để chia 18 cái kẹo thành 3 phần ta lấy 18 chia 3.

Bước 2: So sánh với cách chia của cáo và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Như vậy mỗi bạn sẽ được 6 chiếc kẹo nên em không đồng ý với cách chia của bạn cáo.

Thử thách trang 53 – Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Phương pháp giải:

– Bọ rùa màu vàng đậu vào lá số: 3, 6, 9, 12.

– Bọ rùa màu đỏ đậu vào lá số: 4, 8, 12, 16.

Từ đó tìm chiếc lá có cả bọ rùa màu vàng và bọ màu đỏ cùng đậu.

Lời giải:

Bọ rùa màu vàng đậu vào lá số: 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24… (số lá sau bằng số lá trước cộng với 3 đơn vị)

Bọ rùa màu đỏ đậu vào lá số 4, 8, 12, 16, 20, 24… (số lá sau bằng số lá trước cộng thêm 4 đơn vị)

Do đó, chiếc lá có cả bọ rùa màu vàng và màu đỏ cùng đậu là số 24.

Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về phép chia lớp 3: phép chia hết và phép chia có dư. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 3 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *