Các nội dung chính
Khối trụ, khối cầu là hai dạng hình khối rất phổ biến và có thể bắt gặp ở mọi nơi trong cuộc sống. Trong bài học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Khối trụ, Khối cầu và các dạng bài tập khác nhau. Bài giảng được Apanda biên soạn bao gồm các kiến thức lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo chi tiết và đầy đủ nhất. Ba mẹ và các con hãy cùng theo dõi nhé!
1. SÁCH KẾT NỐI: Bài tập trang 34, 35, 36 Tập 2 – Khối trụ, Khối cầu lớp 2
Bài 1 trang 34
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu đã được học rồi tìm hình có dạng khối trụ hoặc khối cầu.
Lời giải:
Hình D là khối trụ.
Hình B là khối cầu.
Bài 2 trang 34
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu đã được học rồi xác định đồ vật có dạng khối trụ hay khối cầu hoặc nêu một số đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu trong cuộc sống mà em biết
Lời giải:
a)
b) Ví dụ mẫu:
Một số đồ vật có dạng khối trụ mà em biết: hộp đựng chè, ống nhựa, bình đựng nước, lon nước ngọt, …
Một số đồ vật có dạng khối cầu mà em biết: quả địa cầu, quả bóng đá, quả bóng bàn, …
Bài 3 trang 35
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu đã được học rồi chỉ ra hình có dạng khối trụ, hình có dạng khối cầu ở trong tranh.
Lời giải:
– Có 6 khối trụ gồm: đầu, 2 cẳng tay, 2 cẳng chân của rô-bốt và lon nước ngọt.
– Có 6 khối cầu gồm: 2 đầu râu, 2 cầu vai, thân của rô-bốt và tàu lặn dạng khối cầu.
Bài 1 luyện tập trang 35
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, xác định đèn lồng nào có dạng khối trụ, đèn lồng nào có dạng khối cầu rồi đếm số lượng của chúng.
Lời giải:
Trong bức tranh có:
a) 7 đèn lồng dạng khối trụ (7 đèn lồng màu xanh lá cây).
b) 12 đèn lồng dạng khối cầu (6 đèn lồng màu đỏ và 6 đèn lồng màu da cam).
Bài 2 luyện tập trang 35
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát để tìm ra quy luật của dãy các khối “Cứ ba khối (khối cầu, khối trụ, khối hộp chữ nhật) làm thành một nhóm và các nhóm lặp lại giống nhau”, từ đó tìm được hình thích hợp đặt vào dấu “?”.
Lời giải:
Quan sát hình đã cho ta thấy “cứ ba khối (khối cầu, khối trụ, khối hộp chữ nhật) làm thành một nhóm và các nhóm lặp lại giống nhau”.
Do đó hình thích hợp đặt vào dấu “?” là khối trụ.
Chọn đáp án B.
Bài 3 luyện tập trang 36
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm kết quả các phép tính, sau đó sử dụng giả thiết “bạn khối cầu sẽ rơi vào khoang ghi phép tính có kết quả lớn nhất” để tìm khoang mà bạn khối cầu rơi vào.
Lời giải:
Ta có:
2 × 1 = 2 5 : 5 = 1
5 × 1 = 5 2 × 5 = 10
Mà: 1 < 2 < 5 < 10.
Do đó bạn khối cầu sẽ rơi vào khoang D.
Khoang D có dạng khối trụ.
Bài 4 luyện tập trang 36
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát để khám phá ra quy luật của dãy các hình, từ đó tìm được số hộp ở hình D.
Lời giải:
Để tìm số hộp cần có ở hình D, trước tiên ta sẽ đi tìm quy luật của dãy các hình.
Ta có thể so sánh hình B với hình A, hình C với hình B để tìm ra quy luật. Các quy luật có thể là:
– Thêm một hàng ở bên dưới, ví dụ hình B thêm hàng 2 hộp so với hình A, hình C thêm hàng 3 hộp so với hình B.
Do đó, hình D sẽ thêm hàng 4 hộp so với hình C.
Vậy hình D sẽ cần 10 hộp (do hình C có 6 hộp).
– Hoặc thêm một hàng chéo, ví dụ hình B thêm hàng 2 hộp so với hình A, hình C thêm hàng 3 hộp so với hình B.
Do đó, hình D sẽ thêm hàng 4 hộp so với hình C.
Vậy hình D sẽ cần 10 hộp (do hình C có 6 hộp).
– Hoặc: ở hình A có 1 hộp, hình B có 1 + 2 hộp, hình C có 1 + 2 + 3 hộp.
Do đó, hình D sẽ có 1 + 2 + 3 + 4 =10 hộp.
Vậy: nếu xếp các hộp có dạng khối trụ theo cách đã cho thì hình D cần 10 hộp.
2. VỞ BT KẾT NỐI: Bài tập trang 31, 32, 33, 34, Tập 2 – Khối trụ, Khối cầu lớp 2
Bài 1, Tiết 1 trang 31
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ rồi khoanh màu đỏ vào chữ đặt dưới khối trụ, màu xanh vào chữ đặt dưới khối cầu.
Lời giải:
Bài 2, Tiết 1 trang 31
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh rồi nối các vật có dạng khối trụ, khối cầu cho thích hợp.
Lời giải:
Bài 3, Tiết 1 trang 32
Phương pháp giải:
a) Quan sát hình vẽ rồi xác định số khối cầu có trong hình.
b) 5 chú hề có số khối cầu = Số khối cầu trên một chú hề x 5
Lời giải:
Bài 4, Tiết 1 trang 32
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, xác định các rô-bốt có thân dạng khối cầu hoặc khối trụ rồi tô màu thích hợp
Lời giải:
Em tự tô màu theo yêu cầu của bài toán.
Bài 1, Tiết 2 trang 33
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, đếm các vật có dạng khối trụ, khối cầu rồi điền số thích hợp vào ô trống.
Lời giải:
Quan sát bức tranh ta thấy, ta thấy:
Dạng khối trụ: Giò lụa, lát giò lụa, cái thớt.
Dạng khối cầu: 3 quả chanh
Vậy trong hình trên có:
a) Có 3 vật dạng khối trụ.
b) Có 3 vật dạng khối cầu.
Bài 2, Tiết 2 trang 33
Phương pháp giải:
Quan sát để tìm quy luật xếp các hình rồi khoanh vào hình thích hợp đặt vào dấu ?
Lời giải:
Quan sát em nhận thấy quy luật xếp các hình: Khối lập phương, khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối trụ, khối cầu …. Vậy sau khối trụ là khối cầu. Chọn C.
Bài 3, Tiết 2 trang 34
Phương pháp giải:
Quan sát rồi nối các hình thích hợp để ghép thành một khối cầu hoặc một khối trụ.
Lời giải:
Ta nối như sau:
Bài 4, Tiết 2 trang 34
Phương pháp giải:
– Thực hiện đếm số khối trụ ở hình thứ ba và hình thứ tư rồi trả lời câu hỏi.
– Quan sát hình ta thấy quy luật xếp các hộp như sau:
Hình 1 có 1 khối trụ
Hình 2 có 3 khối trụ: 3 = 1 + 2
Hình 3 có 6 khối trụ: 6 = 1 + 2 + 3
Hình 4 có 10 khối trụ: 10 = 1 + 2 + 3 + 4
Tương tự em tìm được số khối trụ ở hình thứ 5.
Lời giải:
a) Tính từ trái sang phải ta đếm được:
Hình thứ ba có 6 khối trụ.
Hình thứ tư có 10 khối trụ.
b) Ta thấy:
Hình thứ nhất: Có 1 khối trụ
Hình thứ hai có 3 khối trụ: 3 = 1 + 2
Hình thứ ba có 6 khối trụ: 6 = 1 + 2 + 3
Hình thứ tư có 10 khối trụ: 10 = 1 + 2 + 3 + 4
Vậy hình thứ năm có số khối trụ là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15
Vậy để xếp được hình thứ năm theo cách trên thì cần 15 hộp
3. SÁCH CÁNH DIỀU: Bài tập trang 28, 29, Tập 2 – Khối trụ, Khối cầu lớp 2
Bài 1 trang 28
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm các đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
Lời giải:
– Đồ vật có dạng khối trụ: Lon sữa, lon nước, bình cá cảnh
– Đồ vật có dạng khối cầu: Quả bóng
Bài 2 trang 29
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm các khối có thể lăn được.
Lời giải:
Khối lăn được là khối trụ, khối cầu.
Bài 3 trang 29
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ rồi đếm số khối trụ, khối cầu, khối lập phương và khối hộp chữ nhật ở mỗi hình.
Lời giải:
– Hình 1 có: 2 khối trụ, 1 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
– Hình 2 có: 7 khối trụ, 4 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
Bài 4 trang 29
Phương pháp giải:
Quan sát những đồ vật xung quanh em và kể tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
Lời giải:
– Các đồ vật có dạng khối trụ: Bình đựng nước, thanh kẹo, lon nước ngọt…
– Các đồ vật có dạng khối cầu: Quả địa cầu, viên vi, quả tennis, quả bóng chuyền…
4. SÁCH CHÂN TRỜI: Bài tập trang 66, 67, 68, 69 Tập 2 – Khối trụ, Khối cầu lớp 2
Bài 1 trang 66
Phương pháp giải:
Xem lại hình dạng của khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật rồi kể tên các đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật.
Lời giải:
Khối trụ: cuộn giấy, cái nến, cây bút chì.
Khối cầu: quả địa cầu, quả bóng đá, quả bóng tennis.
Khối hình chữ nhật: cái vali, cái kệ tủ, quyển sách.
Bài 1 luyện tập trang 67
Phương pháp giải:
Quan sát hình mẫu rồi tìm các vật có dạng giống hình mẫu.
Lời giải:
Bài 2 luyện tập trang 67
Phương pháp giải:
Học sinh dùng các hình khối trong bộ đồ dùng học tập rồi tự vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.
Lời giải:
Chẳng hạn dùng khối trụ để vẽ hình tròn, dùng khối lập phương để vẽ hình vuông, dùng khối hộp chữ nhật để vẽ hình chữ nhật.
Bài 3 luyện tập trang 68
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm quy luật xếp các hình đã cho, từ đó tìm được hình tiếp theo.
Lời giải:
a) Tiếp theo là hình trụ màu xanh.
b) Tiếp theo là hình cầu màu xanh lá cây.
Bài 4 luyện tập trang 68
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để xác định xem các đồ vật có dạng hình gì.
Lời giải:
Vui học trang 69
Phương pháp giải:
Xác định hình dạng của các khối rồi đi theo đường không có khối trụ để đến trang trại trồng hoa.
Lời giải:
Hoạt động thực tế trang 69
Phương pháp giải:
Quan sát các đồ vật xung quanh rồi xác định xem chúng có dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương hay khối hộp chữ nhật.
Lời giải:
Ví dụ:
Đồ vật dang khối cầu: quả bóng đá, quả bi-da, quả địa cầu.
Đồ vật dang khối trụ: lon nước ngọt, hộp sữa, …
Đồ vật dang khối lập phương: ru-bic, …
Đồ vật dang khối hộp chữ nhật: hộp quà, tủ quần áo.
Trên đây là tổng hợp kiến thức và bài tập về Khối trụ, Khối cầu – Toán lớp 2. Ba mẹ và các con đừng quên theo dõi Apanda thường xuyên để nhận được nhiều bài học thú vị và bổ ích khác trong chương trình lớp 2 nhé!